Thông tin báo mất căn cước công dân có được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân không?
Thông tin báo mất căn cước công dân có được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân không?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân như sau:
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
a) Thông tin quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này;
b) Ảnh chân dung;
c) Đặc điểm nhân dạng;
d) Vân tay;
đ) Họ, tên gọi khác;
e) Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân;
g) Nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ;
h) Trình độ học vấn;
i) Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
2. Trường hợp thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chưa có hoặc không đầy đủ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu, tàng thư căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì công dân bổ sung khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Theo đó, công dân sẽ được Cơ sở dữ liệu căn cước công dân thu thập và cấp nhật những thông tin sau:
- Thông tin quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này;
- Ảnh chân dung;
- Đặc điểm nhân dạng;
- Vân tay;
- Họ, tên gọi khác;
- Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân;
- Nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ;
- Trình độ học vấn;
- Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, thông tin báo mất căn cước công dân được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Cơ sở dữ liệu căn cước công dân (Hình từ Internet)
Trường hợp nào công dân được cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân?
Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:
Cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Các trường hợp được cung cấp thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân:
a) Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân.
b) Cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
c) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
d) Công dân được cung cấp thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
đ) Cơ quan, tổ chức và công dân không thuộc quy định tại các điểm a, b, c, d Khoản này có nhu cầu cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải được công dân đó đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
...
Theo đó, công dân được cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân trong trường hợp sau:
- Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân.
- Cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
- Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Công dân được cung cấp thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
- Cơ quan, tổ chức và công dân không thuộc quy định tại các điểm a, b, c, d Khoản này có nhu cầu cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải được công dân đó đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Thủ tục cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được pháp luật quy định như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định thủ tục cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân gồm:
Bước 1: Cơ quan, tổ chức có nhu cầu cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải có văn bản đề nghị, nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần cung cấp, cam đoan chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được cung cấp. Trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này phải có văn bản đồng ý có công chứng hoặc chứng thực của công dân được đề nghị cung cấp thông tin và được sự đồng ý của người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Bước 2: Công dân có nhu cầu cung cấp thông tin của mình thì có văn bản yêu cầu nêu rõ mục đích, nội dung thông tin cần cung cấp; xuất trình thẻ Căn cước công dân để cơ quan Công an kiểm tra, xác định đúng người đề nghị cung cấp thông tin.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu khai thác, người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Thông tư này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản kết quả khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?