Trong hoạt động ngân quỹ nhà nước sẽ có những rủi ro nào? Việc phòng ngừa rủi ro được thực hiện bằng những biện pháp nào?
Trong hoạt động ngân quỹ nhà nước sẽ có những rủi ro nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 24/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý rủi ro đối với hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước
1. Các rủi ro trong hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước, bao gồm:
a) Rủi ro thanh toán: Là loại rủi ro phát sinh khi nguồn thu ngân quỹ nhà nước không đáp ứng đủ các nhiệm vụ chi ngân quỹ nhà nước; hoặc do các Khoản sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo quy định tại Điều 7 Nghị định này chưa đến kỳ hạn thu hồi; hoặc các Khoản vay, phát hành tín phiếu không đủ để đảm bảo các nhiệm vụ chi của ngân quỹ nhà nước.
b) Rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước: Là loại rủi ro phát sinh khi các Khoản sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo quy định tại Điều 7 Nghị định này không có khả năng thu hồi kịp thời và đầy đủ (gốc, lãi) khi đến hạn; hoặc do có sự biến động bất lợi về lãi suất trên thị trường tiền tệ hoặc sự biến động bất lợi về tỷ giá hối đoái.
c) Các loại rủi ro khác: Là loại rủi ro phát sinh do đánh giá chưa chính xác mức độ ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt; hoặc do hệ thống công nghệ thông tin bị trục trặc; hoặc do các sự kiện bất khả kháng khác.
...
Như vậy trong hoạt động ngân quỹ nhà nước sẽ có những rủi ro sau đây:
- Rủi ro thanh toán;
- Rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước;
- Các loại rủi ro khác.
Ngân quỹ nhà nước (Hình từ Internet)
Việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân quỹ nhà nước được thực hiện bằng những biện pháp nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 24/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý rủi ro đối với hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước
...
3. Biện pháp phòng ngừa rủi ro:
a) Quy định hạn mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương.
b) Quy định hạn mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh; trong đó, hạn mức tạm ứng cho từng ngân sách cấp tỉnh phải đảm bảo nguyên tắc tổng số dư nợ tạm ứng và các Khoản dư nợ huy động khác của ngân sách cấp tỉnh không vượt quá mức được phép huy động tối đa theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước đối với ngân sách cấp tỉnh đó.
c) Quy định hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại.
d) Quy định hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ.
đ) Xác định định mức tồn ngân quỹ nhà nước tối thiểu mà Kho bạc Nhà nước phải duy trì số dư trên tài Khoản thanh toán tập trung để đảm bảo an toàn khả năng thanh toán, chi trả cho ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch.
...
Như vậy việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân quỹ nhà nước được thực hiện bằng những biện pháp sau:
- Quy định hạn mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương;
- Quy định hạn mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh; trong đó, hạn mức tạm ứng cho từng ngân sách cấp tỉnh phải đảm bảo nguyên tắc tổng số dư nợ tạm ứng và các Khoản dư nợ huy động khác của ngân sách cấp tỉnh không vượt quá mức được phép huy động tối đa theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước đối với ngân sách cấp tỉnh đó;
- Quy định hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại;
- Quy định hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ;
- Xác định định mức tồn ngân quỹ nhà nước tối thiểu mà Kho bạc Nhà nước phải duy trì số dư trên tài Khoản thanh toán tập trung để đảm bảo an toàn khả năng thanh toán, chi trả cho ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch.
Các khoản thu, chi từ hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước sẽ gồm những khoản nào?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định 24/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Thu, chi từ hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước
1. Các Khoản thu từ hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước, bao gồm:
a) Thu lãi từ các hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước;
b) Các Khoản thu phí thanh toán của các đơn vị, tổ chức kinh tế;
c) Các Khoản thu khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
2. Các Khoản chi cho hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước, bao gồm:
a) Chi trả lãi và các Khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán Khoản vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt;
b) Chi trả phí thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại;
c) Chi trả lãi cho các quỹ và tiền gửi của các đơn vị, tổ chức kinh tế tại Kho bạc Nhà nước.
3. Các Khoản thu, chi từ hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước được hạch toán, tổng hợp vào thu, chi nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước theo cơ chế tài chính của Kho bạc Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Như vậy các khoản thu, chi từ hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước sẽ gồm những khoản được nêu tại quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?