Ngân sách cấp tỉnh có được tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh không?
- Ngân sách cấp tỉnh có được tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh không?
- Ngân sách cấp tỉnh có dư nợ tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá hạn tại thời điểm đề nghị tạm ứng thì có được tạm ứng không?
- Văn bản đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm những nội dung nào?
Ngân sách cấp tỉnh có được tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh không?
Ngân sách cấp tỉnh có được tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh không, thì theo quy định khoản 2 Điều 3 Thông tư 23/2020/TT-BTC như sau:
Mục đích tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước
1. Đối với ngân sách trung ương:
a) Tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách trung ương.
b) Vay ngân quỹ nhà nước để bù đắp bội chi của ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển trong phạm vi mức bội chi của ngân sách trung ương được Quốc hội quyết định hằng năm.
c) Vay ngân quỹ nhà nước để trả nợ gốc các khoản vay của ngân sách trung ương trong phạm vi mức chi trả nợ gốc của ngân sách trung ương được Quốc hội quyết định hằng năm.
2. Đối với ngân sách cấp tỉnh: tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh.
Theo quy định trên thì mục đích tạm ứng quỹ nhà nước của ngân sách cấp tỉnh là tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh.
Như vậy, Ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh.
Ngân sách cấp tỉnh có được tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh không? (Hình từ Internet)
Ngân sách cấp tỉnh có dư nợ tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá hạn tại thời điểm đề nghị tạm ứng thì có được tạm ứng không?
Ngân sách cấp tỉnh có dư nợ tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá hạn tại thời điểm đề nghị tạm ứng thì có được tạm ứng không, thì theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2020/TT-BTC như sau:
Điều kiện được tạm ứng ngân quỹ nhà nước
1. Trường hợp quỹ ngân sách trung ương, quỹ ngân sách cấp tỉnh thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
2. Ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng ngân quỹ nhà nước phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Không có dư nợ tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá hạn tại thời điểm đề nghị tạm ứng.
b) Có văn bản phê duyệt của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại kỳ họp gần nhất) về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh.
c) Mức đề nghị tạm ứng không vượt quá mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước tối đa quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
Theo quy định trên thì không có dư nợ tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá hạn tại thời điểm đề nghị tạm ứng là điều kiện để Ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
Cho nên việc Ngân sách cấp tỉnh có nợ dư tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá hạn tại thời điểm đề nghị tạm ứng thì không được tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
Văn bản đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm những nội dung nào?
Văn bản đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm những nội dung được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 23/2020/TT-BTC như sau:
Quy trình, thủ tục tạm ứng ngân quỹ nhà nước đối với ngân sách cấp tỉnh
1. Khi phát sinh nhu cầu tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước gửi Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước), bao gồm:
a) Văn bản đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong đó nêu rõ: mức đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước; thời hạn hoàn trả tạm ứng; nguồn vốn để hoàn trả tạm ứng; tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách địa phương đến thời điểm đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước (bao gồm: số dự toán chi ngân sách địa phương được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao, số dự toán đã thực hiện, số dự toán còn lại); cam kết hoàn trả khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước đầy đủ, đúng hạn.
b) Văn bản phê duyệt của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
2. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi, Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Ngân sách nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh.
Như vậy, theo quy định trên thì văn bản đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm những nội dung sau:
- Mức đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước;
- Thời hạn hoàn trả tạm ứng; nguồn vốn để hoàn trả tạm ứng;
- Tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách địa phương đến thời điểm đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước (bao gồm: số dự toán chi ngân sách địa phương được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao, số dự toán đã thực hiện, số dự toán còn lại);
- Cam kết hoàn trả khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước đầy đủ, đúng hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?