Trong giai đoạn xét xử, gia đình bị cáo xuất trình giấy khám bệnh xác định người này có dấu hiệu bị bệnh tâm thần thì Tòa án sẽ xử lý như thế nào?
- Trong giai đoạn xét xử, gia đình bị cáo xuất trình giấy khám bệnh xác định người này có dấu hiệu bị bệnh tâm thần, thì Tòa án sẽ xử lý như thế nào?
- Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung người phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự không trong giai đoạn xét xử phải có những nội dung nào?
- Tòa án có thể ra những quyết định nào trong giai đoạn xét xử?
Trong giai đoạn xét xử, gia đình bị cáo xuất trình giấy khám bệnh xác định người này có dấu hiệu bị bệnh tâm thần, thì Tòa án sẽ xử lý như thế nào?
Theo điểm a khoản 1 Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định:
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;
b) Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm;
c) Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
d) Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
...
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định:
Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự
Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt
Để hướng dẫn cho nội dung “có năng lực trách nhiệm hình sự hay không”, tại điểm đ khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP về quy định việc phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung do Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng ban hành có quy định:
Phối hợp thực hiện trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 245 và điểm a khoản 1 Điều 280 của Bộ luật Tố tụng hình sự
...
2. Khi thiếu chứng cứ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Viện kiểm sát, Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
...
đ) Chứng cứ để chứng minh “có năng lực trách nhiệm hình sự không” là chứng cứ xác định khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự chưa; có mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không; nếu có thì mắc bệnh đó vào thời gian nào, trong giai đoạn tố tụng nào;
...
Như vậy, khi thiếu chứng cứ để chứng minh “có năng lực trách nhiệm hình sự không” như chứng cứ xác định khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự chưa; có mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không; nếu có thì mắc bệnh đó vào thời gian nào, trong giai đoạn tố tụng nào thì Tòa án sẽ áp dụng quy định tại Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 để ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung.
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Hình từ Internet)
Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung người phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự không trong giai đoạn xét xử phải có những nội dung nào?
Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung người phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự không trong giai đoạn xét xử phải có những nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
...
3. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi rõ những vấn đề cần điều tra bổ sung và gửi cho Viện kiểm sát kèm theo hồ sơ vụ án trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.
...
Và Điều 9 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy định như sau:
Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1. Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ra quyết định bằng văn bản và do người có thẩm quyền ký theo quy định tại các điều 41, 44 và 45 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi số, ngày, tháng, năm và lần trả hồ sơ (thứ nhất hoặc thứ hai). Trong phần nội dung phải ghi cụ thể những vấn đề cần phải điều tra bổ sung, những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng cần được khắc phục và những căn cứ pháp luật được áp dụng.
3. Trường hợp phải tiếp tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì trong quyết định nêu rõ những vấn đề yêu cầu điều tra bổ sung lần trước chưa được điều tra bổ sung hoặc đã điều tra bổ sung nhưng chưa đạt yêu cầu hoặc từ kết quả điều tra bổ sung làm phát sinh vấn đề mới cần điều tra.
4. Trường hợp Tòa án quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để truy tố lại theo quy định tại khoản 3 Điều 298 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì trong quyết định trả hồ sơ phải nêu rõ tội danh nặng hơn mà Tòa án đề nghị Viện kiểm sát truy tố lại.
Như vậy, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung người phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự không phải ghi số, ngày, tháng, năm và lần trả hồ sơ (thứ nhất hoặc thứ hai).
Trong phần nội dung phải ghi cụ thể những vấn đề cần phải điều tra bổ sung, những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng cần được khắc phục và những căn cứ pháp luật được áp dụng.
Tòa án có thể ra những quyết định nào trong giai đoạn xét xử?
Trong giai đoạn xét xử thì tòa án có thể ra một trong những quyết định được quy định Điều 451 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Quyết định của Tòa án trong giai đoạn xét xử
1. Sau khi thụ lý vụ án, nếu có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo không có năng lực trách nhiệm hình sự thì Tòa án trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
2. Căn cứ vào kết luận giám định, Tòa án có thể ra một trong những quyết định:
a) Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
b) Trả hồ sơ để điều tra lại hoặc điều tra bổ sung;
c) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
d) Đưa vụ án ra xét xử.
3. Ngoài quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, Tòa án có thể giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vấn đề khác liên quan đến vụ án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?