Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, thẩm phán không thể tiếp tục tham gia phiên tòa do tình trạng sức khỏe thì Tòa án sẽ xử lý như thế nào?
- Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, thẩm phán không thể tiếp tục tham gia phiên tòa do tình trạng sức khỏe thì Tòa án sẽ xử lý như thế nào?
- Quyết định hoãn phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự do không thể tiếp tục xét xử khi đã hết thời gian tạm ngừng phiên tòa phải có những nội dung nào?
- Trường hợp hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm thì vụ án có được xét xử lại từ đầu không?
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, thẩm phán không thể tiếp tục tham gia phiên tòa do tình trạng sức khỏe thì Tòa án sẽ xử lý như thế nào?
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, thẩm phán không thể tiếp tục tham gia phiên tòa do tình trạng sức khỏe thì Tòa án sẽ xử lý theo Điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Tạm ngừng phiên tòa
1. Việc xét xử có thể tạm ngừng khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa và có thể thực hiện được trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa;
b) Do tình trạng sức khỏe, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng họ có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa;
c) Vắng mặt Thư ký Tòa án tại phiên tòa.
2. Việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 05 ngày kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa, việc xét xử vụ án được tiếp tục. Trường hợp không thể tiếp tục xét xử vụ án thì phải hoãn phiên tòa.
Như vậy, trường hợp do tình trạng sức khỏe mà thẩm phán không thể tiếp tục tham gia phiên tòa (nhưng họ có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa) thì Tòa án sẽ tạm ngừng phiên tòa.
Thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 05 ngày kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa, việc xét xử vụ án được tiếp tục.
Trường hợp không thể tiếp tục xét xử vụ án thì phải hoãn phiên tòa.
Phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Quyết định hoãn phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự do không thể tiếp tục xét xử khi đã hết thời gian tạm ngừng phiên tòa phải có những nội dung nào?
Quyết định hoãn phiên toàn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự do không thể tiếp tục xét xử khi đã hết thời gian tạm ngừng phiên tòa phải có những nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 297 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Hoãn phiên tòa
...
3. Quyết định hoãn phiên tòa có các nội dung chính:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án và họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án;
c) Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa;
d) Vụ án được đưa ra xét xử;
đ) Lý do của việc hoãn phiên tòa;
e) Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.
...
Như vậy, quyết định hoãn phiên toàn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự do không thể tiếp tục xét xử khi đã hết thời gian tạm ngừng phiên tòa phải có những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Tên Tòa án và họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án;
- Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa;
- Vụ án được đưa ra xét xử;
- Lý do của việc hoãn phiên tòa;
- Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.
Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên. Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.
Quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Trường hợp hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm thì vụ án có được xét xử lại từ đầu không?
Trường hợp hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm thì vụ án có được xét xử lại từ đầu không, thì theo khoản 1 Điều 297 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Hoãn phiên tòa
1. Tòa án hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294 và 295 của Bộ luật này;
b) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa;
c) Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;
d) Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.
Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
2. Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
...
Theo đó, trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu. Và thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tổng hợp diện xét tốt nghiệp 2025 và ký hiệu các diện? Điểm cộng ưu tiên các diện xét tốt nghiệp THPT năm 2025 ra sao?
- Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn cần đáp ứng những điều kiện nào? Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn?
- Công tác văn thư bị nghiêm cấm gì khi sắp xếp tổ chức bộ máy theo Công văn 414? UBND tỉnh ban hành chỉ thị quản lý về công tác văn thư ra sao?
- Cập nhật phần mềm HTKK 5.3.5 bổ sung mẫu Giấy gia hạn nộp tiền thuế và tiền thuê đất đáp ứng Nghị định 82/2025/NĐ-CP?
- Diện xét tốt nghiệp D2 VS2 là gì? Có được cộng điểm ưu tiên không? Điểm xét tốt nghiệp THPT bao gồm những gì?