Trong công tác văn thư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có những loại hình văn bản nào? Người nào có thẩm quyền ký sao văn bản của của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
Trong công tác văn thư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có những loại hình văn bản nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế công tác văn thư và lưu trữ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2899/QĐ-NHNN năm 2013, có quy định về hình thức văn bản như sau:
Hình thức văn bản
Gồm các loại hình văn bản sau:
1. Văn bản quy phạm pháp luật;
2. Văn bản hành chính;
3. Văn bản chuyên ngành;
4. Văn bản trao đổi với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài.
Như vậy, theo quy định trên thì công tác văn thư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có những loại hình văn bản sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật;
- Văn bản hành chính;
- Văn bản chuyên ngành;
- Văn bản trao đổi với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài.
Trong công tác văn thư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có những loại hình văn bản nào? (Hình từ Internet)
Người nào có thẩm quyền ký sao văn bản của của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Quy chế công tác văn thư và lưu trữ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2899/QĐ-NHNN năm 2013, có quy định về bản sao văn bản như sau:
Bản sao văn bản
1. Các hình thức bản sao gồm: sao y bản chính, sao lục và trích sao.
2. Thể thức bản sao thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ và Công văn hướng dẫn số 2309/NHNN-VP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Thẩm quyền ký sao văn bản
a) Thống đốc NHNN ủy quyền Chánh Văn phòng NHNN ký sao các văn bản của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, Lãnh đạo NHNN ban hành và các văn bản thừa lệnh, thừa ủy quyền của Thống đốc NHNN.
b) Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố, Trưởng Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh ký sao các văn bản do cấp trên gửi đến. Đối với các văn bản do đơn vị ban hành có thể ủy quyền cho Chánh Văn phòng hoặc Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự ký sao.
c) Đối với văn bản có độ mật, việc sao chụp được thực hiện theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước về bảo vệ bí mật Nhà nước.
4. Bản sao y bản chính, sao lục, trích sao thực hiện đúng quy định của pháp luật có giá trị pháp lý như bản chính.
5. Bản sao chụp (photocopy cả dấu và chữ ký của văn bản chính) không thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì chỉ có giá trị thông tin, tham khảo.
6. Không được sao, chụp, chuyển phát ra ngoài đơn vị những ý kiến ghi bên lề văn bản. Trường hợp các ý kiến của Lãnh đạo cơ quan, đơn vị thuộc NHNN ghi trong văn bản cần thiết cho việc giao dịch, trao đổi công tác phải được thể chế hóa bằng văn bản hành chính.
Như vậy, theo quy định trên thì người có thẩm quyền ký sao văn bản của của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là:
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước ký sao các văn bản của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước ban hành và các văn bản thừa lệnh, thừa ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
- Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố, Trưởng Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh ký sao các văn bản do cấp trên gửi đến. Đối với các văn bản do đơn vị ban hành có thể ủy quyền cho Chánh Văn phòng hoặc Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự ký sao.
- Đối với văn bản có độ mật, việc sao chụp được thực hiện theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước về bảo vệ bí mật Nhà nước.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm quản lý công tác văn thư lưu trữ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quy chế công tác văn thư và lưu trữ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2899/QĐ-NHNN năm 2013, có quy định về trách nhiệm của đối với công tác văn thư, lưu trữ như sau:
Trách nhiệm đối với công tác văn thư, lưu trữ
1. Trách nhiệm của Thống đốc NHNN trong việc quản lý công tác văn thư lưu trữ
a) Tổ chức xây dựng, ban hành và chỉ đạo việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư, lưu trữ của NHNN theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư lưu trữ đối với các đơn vị trong Ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ theo thẩm quyền.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm quản lý công tác văn thư lưu trữ như sau:
- Tổ chức xây dựng, ban hành và chỉ đạo việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư, lưu trữ của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư lưu trữ đối với các đơn vị trong Ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?