Trong chăn nuôi hữu cơ, đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và các chất dinh dưỡng, các chất phụ gia và các chất hỗ trợ chế biến phải đáp ứng các tiêu chí nào?
- Chăn nuôi hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc chung và các nguyên tắc cụ thể như thế nào?
- Trong chăn nuôi hữu cơ, đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và các chất dinh dưỡng, các chất phụ gia và các chất hỗ trợ chế biến phải đáp ứng các tiêu chí gì?
- Việc phòng bệnh trong chăn nuôi hữu cơ cần dựa trên những nguyên tắc nào?
Chăn nuôi hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc chung và các nguyên tắc cụ thể như thế nào?
Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-3:2017 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ quy định thì:
4 Nguyên tắc
Chăn nuôi hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc chung theo Điều 4 của TCVN 11041-1:2017 và các nguyên tắc cụ thể như sau:
a) duy trì và tăng cường độ phì của đất tự nhiên, sự ổn định và độ tơi xốp của đất, chống xói mòn đất;
b) giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo và các vật tư, nguyên liệu đầu vào không có nguồn gốc nông nghiệp;
c) tái chế các chất thải và phụ phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật làm nguyên liệu đầu vào cho chăn nuôi;
d) có tính đến cân bằng sinh thái tại khu vực sản xuất;
e) duy trì sức khỏe động vật bằng cách khuyến khích bảo vệ miễn dịch tự nhiên của động vật, cũng như lựa chọn giống vật nuôi và phương thức chăn nuôi thích hợp;
f) sử dụng phương thức chăn nuôi phù hợp với khu vực chăn nuôi;
g) đảm bảo quyền động vật theo các nhu cầu cụ thể của từng loài vật nuôi;
h) khuyến khích sản xuất các sản phẩm từ động vật được nuôi hữu cơ ngay từ khi mới sinh và trong toàn bộ quãng thời gian sống;
i) lựa chọn giống vật nuôi theo khả năng thích ứng của vật nuôi với điều kiện địa phương, sức sống và khả năng đề kháng với bệnh tật hoặc các vấn đề sức khỏe;
j) sử dụng thức ăn chăn nuôi hữu cơ chứa các thành phần thu được từ canh tác hữu cơ, trong trường hợp sử dụng các thành phần không có nguồn gốc nông nghiệp thì các thành phần này phải có nguồn gốc thiên nhiên;
k) áp dụng các biện pháp chăn nuôi, tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng cường phòng vệ tự nhiên chống lại bệnh tật, đặc biệt là cho vật nuôi vận động thường xuyên và cho tiếp cận các khu vực ngoài trời và đồng cỏ, khi thích hợp.
Theo đó, chăn nuôi hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc chung theo Điều 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-1:2017 và các nguyên tắc cụ thể tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-3:2017.
Chăn nuôi hữu cơ (Hình từ Internet)
Trong chăn nuôi hữu cơ, đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và các chất dinh dưỡng, các chất phụ gia và các chất hỗ trợ chế biến phải đáp ứng các tiêu chí gì?
Theo tiểu mục 5.1.4.7.2, tiểu mục 5.1.4.7.3 Mục 5.1.4.7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-3:2017 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ quy định như sau:
Các chất sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, phụ gia thức ăn chăn nuôi, chất hỗ trợ chế biến và các chất dinh dưỡng phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
...
5.1.4.7.2 Tiêu chí đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và các chất dinh dưỡng:
a) Thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật từ các nguồn không hữu cơ chỉ được dùng theo các điều kiện nêu trong 5.1.4.2 và 5.1.4.4 nếu chúng được sản xuất mà không dùng các dung môi hóa học hoặc xử lý bằng hóa chất;
b) Thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ khoáng chất, các nguyên tố vi lượng, vitamin, tiền chất vitamin chỉ được dùng nếu chúng có nguồn gốc tự nhiên. Nếu cung cấp các chất này trong giai đoạn ngắn hoặc trong điều kiện bắt buộc, có thể dùng các nguyên liệu tổng hợp nếu chúng có nguồn gốc và quá trình sản xuất rõ ràng.
c) Không nên sử dụng thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật, trừ sữa và các sản phẩm sữa, thủy sản và sản phẩm thủy sản. Đối với các loài nhai lại, không được sử dụng thức ăn từ động vật có vú, trừ sữa và các sản phẩm sữa.
d) Không được dùng các hợp chất nitơ tổng hợp hoặc nitơ phi protein.
5.1.4.7.3 Tiêu chí đối với các chất phụ gia và các chất hỗ trợ chế biến
a) Chất liên kết, chất chống vón cục, chất nhũ hóa, chất ổn định, chất làm đặc, chất hoạt động bề mặt, chất đông tụ: chỉ sử dụng các chất có nguồn gốc tự nhiên;
b) Chất chống ôxy hóa: chỉ sử dụng các chất có nguồn gốc tự nhiên;
c) Chất bảo quản: chỉ sử dụng các axit có nguồn gốc tự nhiên;
d) Chất tạo màu, chất tạo hương, chất kích thích ăn ngon miệng: chỉ sử dụng các chất có nguồn gốc tự nhiên;
e) Probiotic, enzym và vi sinh vật: được phép dùng;
f) Thuốc kháng sinh, thuốc trị cầu trùng, thuốc trị bệnh, chất kích thích tăng trưởng hoặc bất cứ chất nào nhằm kích thích sinh trưởng hoặc kích thích sinh sản đều không được dùng làm thức ăn chăn nuôi.
Việc phòng bệnh trong chăn nuôi hữu cơ cần dựa trên những nguyên tắc nào?
Theo Mục 5.1.5.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-3:2017 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ quy định như sau:
Quản lý sức khỏe vật nuôi
5.1.5.1 Việc phòng bệnh trong chăn nuôi hữu cơ cần dựa trên những nguyên tắc sau đây:
a) Chọn các giống vật nuôi thích hợp theo 5.1.3.1;
b) Áp dụng các biện pháp thực hành chăn nuôi phù hợp với yêu cầu của mỗi loài, tăng cường sức đề kháng và việc phòng bệnh;
c) Dùng thức ăn hữu cơ có chất lượng tốt, kết hợp với việc cho vật nuôi thường xuyên vận động và để chúng được tiếp xúc với đồng cỏ và/hoặc khu vận động ngoài trời nhằm tăng miễn dịch tự nhiên của vật nuôi;
d) Bảo đảm mật độ nuôi thả vật nuôi thích hợp nhằm tránh số lượng quá đông và tránh gây ra các vấn đề về sức khỏe. Mức tối đa số lượng vật nuôi tương đương với lượng phân chứa 170 kg nitơ/ha/năm theo quy định tại Bảng A.3 của Phụ lục A;
e) Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học như vệ sinh động vật, sử dụng vacxin, sử dụng các dịch chiết sinh học, kiểm dịch động vật nhiễm bệnh, kiểm dịch vật nuôi mới...
Trong việc phòng bệnh trong chăn nuôi hữu cơ cần dựa trên những nguyên tắc đó là chọn các giống vật nuôi thích hợp theo Mục 5.1.3.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-3:2017, tăng cường sức đề kháng và việc phòng bệnh, bảo đảm mật độ nuôi thả vật nuôi thích hợp nhằm tránh số lượng quá đông và tránh gây ra các vấn đề về sức khỏe,...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạch toán tăng giảm tài sản cố định theo quy định nào? Mẫu File excel quản lý tăng giảm tài sản cố định dành cho doanh nghiệp?
- Gợi ý trách nhiệm của tập thể cá nhân tại Báo cáo kiểm điểm tập thể? Cách viết trách nhiệm của tập thể cá nhân trong kiểm điểm?
- Đối tượng phải kiểm điểm cuối năm cấp ủy ở cơ sở bao gồm những ai? Đánh giá xếp loại cuối năm đối với cấp ủy ở cơ sở?
- Cách viết Biên bản họp tổ đảng đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu biên bản họp tổ đảng?
- Cách ghi hạn chế khuyết điểm trong Báo cáo kiểm điểm Chi ủy Chi bộ cuối năm? Tải về mẫu viết sẵn?