Trong Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh theo quy định có bao nhiêu Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân?
- Trong Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh theo quy định có bao nhiêu Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân?
- Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh và cấp bộ thực hiện các nhiệm vụ như thế nào?
- Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh do ai thành lập?
Trong Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh theo quy định có bao nhiêu Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân?
Theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định về thành viên có trong Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh như sau:
Tổ chức, nhiệm vụ của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh
...
2. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh gồm các thành viên sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban;
b) Một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Phó Trưởng ban thường trực;
c) Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh làm Phó Trưởng ban;
d) Các ủy viên là Giám đốc hoặc đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan đến công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể - xã hội cấp tỉnh tham gia thành viên Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh.
Như vậy, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban và một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Phó Trưởng ban thường trực.
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai (Hình từ Internet)
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh và cấp bộ thực hiện các nhiệm vụ như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 27 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh:
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Phòng chống thiên tai 2013;
- Chỉ đạo, đôn đốc việc xây dựng và trình phê duyệt kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai;
- Chỉ huy ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong thiên tai trong phạm vi địa phương;
- Kiểm tra, đôn đốc các sở, cơ quan tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai;
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp báo cáo việc thống kê đánh giá thiệt hại, xác định nhu cầu hỗ trợ, triển khai công tác khắc phục hậu quả và phục hồi tái thiết sau thiên tai;
- Thực hiện các nội dung về Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định;
- Tổ chức huấn luyện, đào tạo, diễn tập, tập huấn cho các lực lượng tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai;
- Chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm từng bước nâng cao năng lực dân sự trong hoạt động ứng phó thiên tai;
- Tập trung nguồn nhân lực, trang thiết bị, xây dựng công cụ hỗ trợ cho Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh; kết nối trực tuyến với cơ quan phòng, chống thiên tai Trung ương và các cấp ở địa phương phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy điều hành phòng, chống thiên tai.
Đồng thời, tại khoản 5 Điều 26 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định về
Tổ chức, nhiệm vụ của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
...
5. Nhiệm vụ của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp bộ:
a) Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi quản lý;
b) Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cả nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn;
c) Quyết định các biện pháp cấp bách, huy động theo thẩm quyền các nguồn lực của bộ để ứng phó và khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi quản lý của bộ và hỗ trợ các địa phương.
Như vậy, trên đây là nhiệm vụ của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh và Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp bộ.
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh do ai thành lập?
Theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ huy, điều hành hoạt động phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại địa phương. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có con dấu, được cấp kinh phí, mở tài khoản để hoạt động.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai; Bộ chỉ huy quân sự hoặc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng là cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập bộ phận chuyên trách thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm nhiệm vụ Văn phòng thường trực của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?