Trợ giúp viên pháp lý không được bào chữa hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng hình sự trong trường hợp nào?
- Trợ giúp viên pháp lý không được bào chữa hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng hình sự trong trường hợp nào?
- Trợ giúp viên pháp lý có được cấp trang phục riêng theo tiêu chuẩn, niên hạn khi thực hiện trợ giúp pháp lý hay không?
- Để có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý thì công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phải có đủ tiêu chuẩn nào?
Trợ giúp viên pháp lý không được bào chữa hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng hình sự trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng như sau:
Trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng
1. Trợ giúp viên pháp lý, luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng và pháp luật về trợ giúp pháp lý.
2. Trong tố tụng hình sự, người thực hiện trợ giúp pháp lý không được bào chữa, không tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp sau đây:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật tố tụng hình sự;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật Trợ giúp pháp lý.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, khi tham gia tố tụng hình sự, trợ giúp viên pháp lý không được bào chữa, không tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp sau đây:
(1) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Cụ thể:
- Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
- Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
(2) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017. Cụ thể:
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật này, trừ trường hợp đã chấp hành xong hình thức xử lý vi phạm và được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này;
+ Bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật;
+ Các trường hợp không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng.
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác đối với vụ việc tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực dân sự;
+ Có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý;
+ Có lý do cho thấy không thể thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
Trợ giúp viên pháp lý không được bào chữa hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng hình sự trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Trợ giúp viên pháp lý có được cấp trang phục riêng theo tiêu chuẩn, niên hạn khi thực hiện trợ giúp pháp lý hay không?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý
1. Trợ giúp viên pháp lý có các chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật.
2. Trợ giúp viên pháp lý được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp vượt khung (nếu có).
3. Trợ giúp viên pháp lý được cấp trang phục riêng theo tiêu chuẩn, niên hạn sau đây:
a) Quần áo vest: cấp 02 năm/01 lần, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;
b) Áo sơ mi dài tay: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 cái, các lần sau mỗi lần 01 cái;
c) Quần áo xuân hè: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;
d) Giầy da: 01 đôi/01 năm;
đ) Dép quai hậu: 01 đôi/01 năm;
e) Thắt lưng: 01 cái/02 năm;
g) Cà vạt: 01 cái/02 năm;
h) Bít tất: 02 đôi/01 lần/01 năm;
i) Cặp đựng tài liệu: 01 cái/02 năm;
k) Biển hiệu: 01 cái (cấp 01 lần).
Mẫu trang phục, việc quản lý, cấp phát và sử dụng trang phục thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Như vậy, theo quy định nêu trên, trợ giúp viên pháp lý được cấp trang phục riêng theo tiêu chuẩn, niên hạn. Cụ thể như sau:
(1) Quần áo vest: cấp 02 năm/01 lần, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;
(2) Áo sơ mi dài tay: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 cái, các lần sau mỗi lần 01 cái;
(3) Quần áo xuân hè: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;
(4) Giầy da: 01 đôi/01 năm;
(5) Dép quai hậu: 01 đôi/01 năm;
(6) Thắt lưng: 01 cái/02 năm;
(7) Cà vạt: 01 cái/02 năm;
(8) Bít tất: 02 đôi/01 lần/01 năm;
(9) Cặp đựng tài liệu: 01 cái/02 năm;
(10) Biển hiệu: 01 cái (cấp 01 lần).
Để có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý thì công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phải có đủ tiêu chuẩn nào?
Căn cứ Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định, để có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý thì công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;
- Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?