Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
Thế nào là biện pháp chơi chữ?
Biện pháp chơi chữ là một biện pháp tu từ đặc sắc, thường được sử dụng trong văn học, thơ ca và cả trong giao tiếp hàng ngày. Khi sử dụng biện pháp này, người viết, người nói sẽ khai thác sự đa nghĩa, đồng âm, gần âm của từ ngữ để tạo ra những hiệu quả nghệ thuật độc đáo, gây bất ngờ và thích thú cho người đọc, người nghe.
Các lối chơi chữ thường gặp bao gồm 5 lối chơi chữ: Sử dụng từ đồng âm, sử dụng từ gần âm, sử dụng cách điệp âm, sử dụng lối nói lái và dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa. Cụ thể:
- Sử dụng từ đồng âm trong chơi chữ là dựa trên hiện tượng đồng âm của một từ để tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa khác nhau, gây bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
- Cách chơi chữ sử dụng từ gần âm là sử dụng các từ gần giống nhau, nhưng mang ý nghĩa khác nhau.
- Điệp âm trong cách chơi chữ là trong một câu, một bài thơ, văn sử dụng nhiều từ có phụ âm đầu để tạo tính hài hước, thú vị.
- Nói lái hay còn gọi là cách nói ngược câu chữ, nói lái được coi là ít nghiêm trang, có tính cách bông đùa, mỉa mai, châm biếm, một số dùng để diễn tả sự thô tục một cách kín đáo.
- Sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa:
+ Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
+ Từ trái nghĩa là những từ mang nghĩa trái ngược nhau.
+ Từ gần nghĩa là những từ có gần nghĩa với nhau.
Theo đó, biện pháp tu từ chơi chữ giúp câu văn trở nên hài hước, dí dỏm, thú vị gây ấn tượng đối với người đọc, người nghe. Đây cũng là điểm nhấn giúp bài viết, lời nói khi sử dụng biện pháp chơi chữ được ghi nhớ lâu dài.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt? (Hình từ Internet)
Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
Theo quy định tiết 2.2 Mục 2 Mục IV Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:
2.2. Yêu cầu cần đạt ở cấp trung học cơ sở
...
b) Năng lực văn học
Nhận biết và phân biệt được các loại văn bản văn học: truyện, thơ, kịch, kí và một số thể loại tiêu biểu cho mỗi loại; phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học; hiểu nội dung tường minh và hàm ẩn của văn bản văn học. Trình bày được cảm nhận, suy nghĩ về tác phẩm văn học và tác động của tác phẩm đối với bản thân; bước đầu tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.
Ở lớp 6 và lớp 7: nhận biết được đề tài, hiểu được chủ đề, ý nghĩa của văn bản đã đọc; nhận biết được truyện dân gian, truyện ngắn, thơ trữ tình và thơ tự sự; kí trữ tình và kí tự sự; nhận biết được chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình và giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức của tác phẩm văn học; nhận biết và phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với đặc điểm của mỗi thể loại văn học (cốt truyện, lời người kể chuyện, lời nhân vật, không gian và thời gian, vần, nhịp, hình ảnh và các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh).
Ở lớp 8 và lớp 9: hiểu được thông điệp, tư tưởng, tình cảm và thái độ của tác giả trong văn bản; nhận biết được kịch bản văn học, tiểu thuyết và truyện thơ Nôm, thơ cách luật và thơ tự do, bi kịch và hài kịch; nội dung và hình thức của tác phẩm văn học, hình tượng văn học; nhận biết và phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học (sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật, điểm nhìn, xung đột, luật thơ, kết cấu, từ ngữ, mạch cảm xúc trữ tình; các biện pháp tu từ như điệp ngữ, chơi chữ, nói mỉa, nghịch ngữ). Nhận biết một số nét khái quát về lịch sử văn học Việt Nam; hiểu tác động của văn học với đời sống của bản thân.
Theo đó, việc nhận biết và phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ như điệp ngữ, chơi chữ, nói mỉa, nghịch ngữ là một trong các yêu cầu cần đạt về năng lực văn học đối với học sinh lớp 9.
Học sinh lớp 9 được khen thưởng danh hiệu học sinh xuất sắc khi nào?
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về khen thưởng đối với học sinh trung học cơ sở như sau:
Khen thưởng
1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh
a) Khen thưởng cuối năm học
- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 06 (sáu) môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.
- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Giỏi" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.
b) Khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.
2. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.
Theo đó, học sinh lớp 9 được khen thưởng danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" khi có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 06 (sáu) môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTB môn cả năm đạt từ 9,0 điểm trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ethereum là gì? Ethereum có phải là tiền ảo? Ethereum có được xem là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam không?
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì?
- Lịch dương tháng 12 2024 đầy đủ, chi tiết? Xem lịch âm dương tháng 12 2024 chi tiết? Tháng 12 2024 có bao nhiêu ngày?
- Mẫu bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị chuyển đảng chính thức mới nhất? Hướng dẫn cách viết?
- Ngày 28 tháng 11 là ngày gì? Ngày 28 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 28 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?