Trình tự xác định dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối sau hồ chứa được thực hiện như thế nào?
- Trình tự xác định dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối sau hồ chứa được thực hiện như thế nào?
- Tài liệu liên quan đến xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối sau hồ chứa được thu nhập theo các yêu cầu nào?
- Báo cáo tổng hợp dự án về dòng chảy tối thiểu trên sông suối sau hồ chứa gồm những nội dung chính nào?
Trình tự xác định dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối sau hồ chứa được thực hiện như thế nào?
Trình tự xác định dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối sau hồ chứa được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư 65/2017/TT-BTNMT như sau:
Trình tự xác định dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối sau hồ chứa, đập dâng
Việc xác định dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối sau hồ chứa, đập dâng theo trình tự sau:
1. Lập đề cương dự án, đề án xác định dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối sau hồ chứa, đập dâng (sau đây gọi tắt là dự án).
2. Thu thập, phân tích, xử lý tài liệu, số liệu liên quan đến xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối sau hồ chứa đập dâng.
3. Xác định sơ bộ phạm vi tác động của hồ chứa, đập dâng.
4. Điều tra thực địa trong phạm vi bị tác động của hồ chứa, đập dâng.
5. Đo đạc, bổ sung thông tin, số liệu về mực nước, lưu lượng, địa hình, mặt cắt sông, suối và chất lượng nước (nếu có) phục vụ xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối sau hồ chứa, đập dâng.
6. Tổng hợp, xử lý thông tin thu thập và điều tra trong phạm vi tác động của hồ chứa, đập dâng.
7. Khôi phục, kéo dài số liệu dòng chảy sau hồ chứa, đập dâng.
8. Đánh giá diễn biến về mực nước, lưu lượng theo thời gian.
9. Phân tích, tính toán nhu cầu sử dụng nước cho hạ du.
10. Phân tích và đề xuất mức dòng chảy tối thiểu.
11. Hội thảo, lấy ý kiến của cơ quan liên quan về dòng chảy tối thiểu trên sông suối sau hồ chứa, đập dâng.
12. Tổng hợp, xây dựng các báo cáo, dự thảo về dòng chảy tối thiểu trên sông suối sau hồ chứa, đập dâng.
Theo đó, thì trình tự xác định dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối sau hồ chứa được thực hiện theo quy định như trên.
Trình tự xác định dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối sau hồ chứa được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Tài liệu liên quan đến xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối sau hồ chứa được thu nhập theo các yêu cầu nào?
Tài liệu liên quan đến xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối sau hồ chứa được thu nhập theo các yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 65/2017/TT-BTNMT như sau:
Thu thập, phân tích, xử lý tài liệu, số liệu liên quan đến xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối sau hồ chứa, đập dâng
1. Nội dung thông tin tài liệu, số liệu thu thập, gồm:
a) Các tài liệu thu thập theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
b) Thu thập số liệu về vận hành của hồ chứa, đập dâng: số liệu vận hành của các hồ chứa, đập dâng.
Trường hợp rà soát, điều chỉnh thì tiến hành cập nhật các thông tin, dữ liệu phục vụ cho tính toán dòng chảy tối thiểu.
2. Yêu cầu đối với tài liệu thu thập theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
3. Phân tích, xử lý thông tin tài liệu, số liệu thu thập theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
Theo đó tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 65/2017/TT-BTNMT như sau:
Thu thập, phân tích, xử lý tài liệu, số liệu liên quan đến xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối chưa có hồ chứa, đập dâng
…
2. Yêu cầu đối với tài liệu thu thập:
a) Phải có nguồn gốc rõ ràng, do cơ quan có thẩm quyền công bố, cung cấp hoặc xác thực từ cơ quan cung cấp;
b) Phải bảo đảm tính đồng nhất theo mục tiêu của dự án;
c) Phải bảo đảm tính kế thừa, đồng bộ giữa các dự án đã thực hiện;
d) Chuỗi số liệu khí tượng, thủy văn theo thời gian ít nhất 20 năm gần nhất.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tài liệu liên quan đến xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối sau hồ chứa được thu nhập theo các yêu cầu sau:
- Phải có nguồn gốc rõ ràng, do cơ quan có thẩm quyền công bố, cung cấp hoặc xác thực từ cơ quan cung cấp;
- Phải bảo đảm tính đồng nhất theo mục tiêu của dự án;
- Phải bảo đảm tính kế thừa, đồng bộ giữa các dự án đã thực hiện;
- Chuỗi số liệu khí tượng, thủy văn theo thời gian ít nhất 20 năm gần nhất.
Báo cáo tổng hợp dự án về dòng chảy tối thiểu trên sông suối sau hồ chứa gồm những nội dung chính nào?
Báo cáo tổng hợp dự án về dòng chảy tối thiểu trên sông suối sau hồ chứa gồm những nội dung chính được quy định tại khoản 2 Điều 24 Thông tư 65/2017/TT-BTNMT như sau:
Tổng hợp, xây dựng các báo cáo, dự thảo về dòng chảy tối thiểu trên sông suối sau hồ chứa, đập dâng
1. Các báo cáo chuyên đề
a) Báo cáo kết quả điều tra thực địa;
b) Báo cáo xác định phạm vi tác động của hồ chứa, đập dâng;
c) Báo cáo đánh giá diễn biến về nguồn nước theo thời gian;
d) Báo cáo phân tích, tính toán nhu cầu sử dụng nước cho hạ du;
đ) Báo cáo phân tích các thời đoạn để duy trì dòng chảy tối thiểu;
e) Báo cáo phân tích mức dòng chảy tối thiểu sau hồ chứa, đập dâng;
g) Báo cáo lập mô hình khôi phục số liệu dòng chảy, hoàn nguyên số liệu (nếu có);
h) Báo cáo kiểm định mô hình khôi phục số liệu dòng chảy, hoàn nguyên số liệu (nếu có);
i) Báo cáo phân tích, đánh giá tình hình thực hiện đảm bảo dòng chảy tối thiểu đã được công bố lần đầu (trong trường hợp điều chỉnh, bổ sung).
2. Báo cáo tổng hợp dự án
Báo cáo tổng hợp dự án thể hiện các nội dung chính như sau:
a) Phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến dòng chảy tối thiểu như: địa hình, thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật, khí tượng thủy văn, kinh tế - xã hội, khai thác sử dụng nước;
b) Đánh giá việc thực hiện theo dòng chảy tối thiểu đã được công bố lần đầu (trong trường hợp điều chỉnh, bổ sung);
c) Phân tích, xác định phạm vi tác động của hồ chứa, đập dâng;
d) Đánh giá diễn biến về nguồn nước theo thời gian;
đ) Phân tích, tính toán nhu cầu sử dụng nước cho hạ du;
e) Phân tích các thời đoạn để duy trì dòng chảy tối thiểu;
g) Phân tích mức dòng chảy tối thiểu trên sông, suối sau hồ chứa, đập dâng
3. Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án.
4. Dự thảo Quyết định phê duyệt kèm theo danh mục dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối.
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo tổng hợp dự án về dòng chảy tối thiểu trên sông suối sau hồ chứa gồm những nội dung chính sau:
- Phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến dòng chảy tối thiểu như: địa hình, thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật, khí tượng thủy văn, kinh tế - xã hội, khai thác sử dụng nước;
- Đánh giá việc thực hiện theo dòng chảy tối thiểu đã được công bố lần đầu (trong trường hợp điều chỉnh, bổ sung);
- Phân tích, xác định phạm vi tác động của hồ chứa, đập dâng;
- Đánh giá diễn biến về nguồn nước theo thời gian;
- Phân tích, tính toán nhu cầu sử dụng nước cho hạ du;
- Phân tích các thời đoạn để duy trì dòng chảy tối thiểu;
- Phân tích mức dòng chảy tối thiểu trên sông, suối sau hồ chứa, đập dâng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?