Việc duy trì dòng chảy tối thiểu có nằm trong hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt hay không? Nguyên tắc xác định dòng chảy tối thiểu sẽ bao gồm những gì?
Việc duy trì dòng chảy tối thiểu có nằm trong hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt hay không?
Việc duy trì dòng chảy tối thiểu có nằm trong hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt hay không, căn cứ theo khoản 18 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
17. Khả năng chịu tải của nguồn nước mặt là giới hạn có thể tiếp nhận thêm một lượng chất ô nhiễm mà vẫn bảo đảm chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
18. Dòng chảy tối thiểu là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông, suối hoặc đoạn sông, suối nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng nước.
19. Ngưỡng khai thác nước dưới đất là giới hạn cho phép khai thác nước dưới đất nhằm bảo đảm không gây xâm nhập mặn, suy thoái nguồn nước, cạn kiệt nguồn nước, sụt, lún đất, tác động xấu đến nguồn nước và môi trường.
...
Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:
Bảo vệ nguồn nước mặt
Bảo vệ nguồn nước mặt bao gồm các hoạt động chủ yếu sau đây:
1. Quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
2. Duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; bảo đảm lưu thông dòng chảy;
3. Phòng, chống và phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; cải thiện khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
4. Bảo vệ các nguồn nước mặt có chức năng điều hòa, cấp nước, phòng, chống ngập úng; các nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch;
5. Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy;
6. Bảo vệ môi trường nước mặt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Theo đó việc duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, suối sẽ nằm trong hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt theo quy định.
Ngoài ra hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt còn có các hoạt động khác như:
+ Quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
+ Duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; bảo đảm lưu thông dòng chảy;
+ Phòng, chống và phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; cải thiện khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
+ Bảo vệ các nguồn nước mặt có chức năng điều hòa, cấp nước, phòng, chống ngập úng; các nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch;
+ Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy;
+ Bảo vệ môi trường nước mặt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Việc duy trì dòng chảy tối thiểu có nằm trong hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt hay không? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xác định dòng chảy tối thiểu sẽ bao gồm những gì?
Nguyên tắc xác định dòng chảy tối thiểu trên sông sẽ bao gồm những gì, căn cứ theo khoản 3 Điều 24 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về việc xác định dòng chảy tối thiểu phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
+ Phải được thực hiện đối với từng vị trí cụ thể trên sông, suối và phải bảo đảm tính đại diện, hệ thống trên lưu vực sông;
+ Bảo đảm công bằng, hợp lý, hài hòa lợi ích, bình đẳng giữa các đối tượng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giữa các địa phương ở thượng lưu và hạ lưu;
+ Phù hợp với đặc điểm nguồn nước, chức năng của nguồn nước, chế độ dòng chảy của sông, suối, đặc điểm địa hình, nhu cầu sử dụng nước, vai trò của sông, suối trong hệ thống sông; phù hợp với quy mô, phương thức khai thác, khả năng vận hành điều tiết hồ chứa;
+ Phù hợp với thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế có liên quan đến tài nguyên nước với quốc gia có chung nguồn nước mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần phải có trách nhiệm như thế nào trong việc xác định dòng chảy tối thiểu?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần phải có trách nhiệm như thế nào trong việc xác định dòng chảy tối thiểu, căn cứ theo khoản 7 Điều 24 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:
Dòng chảy tối thiểu
...
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì xác định, điều chỉnh vị trí, giá trị dòng chảy tối thiểu trên sông, suối nội tỉnh và lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan có liên quan trước khi quyết định; công bố dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối nội tỉnh;
b) Phê duyệt, công bố dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu đập, hồ chứa quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thuộc thẩm quyền đăng ký, cấp phép khai thác tài nguyên nước.
8. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành đập, hồ chứa theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải thực hiện việc xác định và đề xuất dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu đập, hồ chứa và được thể hiện trong tờ khai đăng ký hoặc hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác nước mặt, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
...
Theo đó Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm trong việc xác định dòng chảy tối thiểu sau đây:
+ Chủ trì xác định, điều chỉnh vị trí, giá trị dòng chảy tối thiểu trên sông, suối nội tỉnh và lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan có liên quan trước khi quyết định; công bố dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối nội tỉnh;
+ Phê duyệt, công bố dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu đập, hồ chứa quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thuộc thẩm quyền đăng ký, cấp phép khai thác tài nguyên nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch thi dân vũ chào mừng 20 11 2024? Kế hoạch thi văn nghệ chào mừng 20 11 ngày Nhà giáo Việt Nam cho trường học?
- Ai có thẩm quyền cấp phép cải tạo xe quân sự theo quy định mới? Hồ sơ đề nghị cấp phép cải tạo bao gồm những gì?
- Các cuộc gọi 116 từ số máy cố định có được miễn giá cước không? Doanh nghiệp viễn thông có phải định tuyến cuộc gọi 116 không?
- Thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề nhằm mục đích gì? Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề là gì?
- Có được xin ân giảm án tử hình không? Nộp đơn xin ân giảm án tử hình vào thời gian nào theo quy định hiện nay?