Trình tự thực hiện các biện pháp điều chỉnh điện áp trong trường hợp xảy ra sự cố trong hệ thống điện gồm những bước nào?
Có những biện pháp điều chỉnh điện áp nào trong hệ thống điện?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy trình xác định và vận hành dịch vụ phụ trợ ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-ĐTĐL năm 2018 quy định về điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện như sau:
Điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện
1. Các biện pháp điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện
a) Thay đổi nguồn công suất phản kháng đang vận hành của các thiết bị, bao gồm: Máy phát, máy bù đồng bộ, thiết bị bù tĩnh, kháng điện hoặc tụ điện bù ngang, đóng hoặc cắt đường dây truyền tải;
b) Thay đổi trào lưu công suất phản kháng, bao gồm: Thay đổi nấc phân áp của các máy biến áp, thay đổi cấu hình lưới điện;
c) Huy động thêm các nguồn điện đang dự phòng để phát hoặc nhận công suất phản kháng;
d) Sa thải phụ tải có thể được sử dụng để tránh vi phạm các giới hạn điện áp thấp theo quy định.
2. Điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện ở chế độ vận hành bình thường được phân thành 3 cấp chính như sau:
a) Điều chỉnh điện áp sơ cấp là cấp điều chỉnh điện áp tại các nút máy phát, các nút có đấu nối các thiết bị bù công suất phản kháng tác động nhanh;
...
Như vậy, theo quy định, các biện pháp điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện bao gồm:
(1) Thay đổi nguồn công suất phản kháng đang vận hành của các thiết bị, bao gồm: Máy phát, máy bù đồng bộ, thiết bị bù tĩnh, kháng điện hoặc tụ điện bù ngang, đóng hoặc cắt đường dây truyền tải;
(2) Thay đổi trào lưu công suất phản kháng, bao gồm: Thay đổi nấc phân áp của các máy biến áp, thay đổi cấu hình lưới điện;
(3) Huy động thêm các nguồn điện đang dự phòng để phát hoặc nhận công suất phản kháng;
(4) Sa thải phụ tải có thể được sử dụng để tránh vi phạm các giới hạn điện áp thấp theo quy định.
Có những biện pháp điều chỉnh điện áp nào trong hệ thống điện? (Hình từ Internet)
Điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện ở chế độ vận hành bình thường được phân thành mấy cấp?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Quy trình xác định và vận hành dịch vụ phụ trợ ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-ĐTĐL năm 2018 quy định về điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện như sau:
Điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện
...
2. Điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện ở chế độ vận hành bình thường được phân thành 3 cấp chính như sau:
a) Điều chỉnh điện áp sơ cấp là cấp điều chỉnh điện áp tại các nút máy phát, các nút có đấu nối các thiết bị bù công suất phản kháng tác động nhanh;
b) Điều chỉnh điện áp thứ cấp là cấp điều chỉnh điện áp tại các nút chính của hệ thống điện vùng, miền;
c) Điều chỉnh điện áp cấp ba là cấp điều chỉnh điện áp tại các nút chính trên toàn hệ thống điện thông qua điều khiển tối ưu trào lưu công suất phản kháng.
3. Trình tự thực hiện các biện pháp điều chỉnh điện áp trong trường hợp xảy ra sự cố trong hệ thống điện như sau:
a) Điều chỉnh điện áp đầu cực máy phát, điện áp đặt của các thiết bị bù tĩnh;
...
Như vậy, theo quy định, việc điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện ở chế độ vận hành bình thường được phân thành 3 cấp chính như sau:
(1) Điều chỉnh điện áp sơ cấp là cấp điều chỉnh điện áp tại các nút máy phát, các nút có đấu nối các thiết bị bù công suất phản kháng tác động nhanh;
(2) Điều chỉnh điện áp thứ cấp là cấp điều chỉnh điện áp tại các nút chính của hệ thống điện vùng, miền;
(3) Điều chỉnh điện áp cấp ba là cấp điều chỉnh điện áp tại các nút chính trên toàn hệ thống điện thông qua điều khiển tối ưu trào lưu công suất phản kháng.
Trình tự thực hiện các biện pháp điều chỉnh điện áp trong trường hợp xảy ra sự cố trong hệ thống điện gồm những bước nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Quy trình xác định và vận hành dịch vụ phụ trợ ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-ĐTĐL năm 2018 quy định về điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện như sau:
Điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện
...
3. Trình tự thực hiện các biện pháp điều chỉnh điện áp trong trường hợp xảy ra sự cố trong hệ thống điện như sau:
a) Điều chỉnh điện áp đầu cực máy phát, điện áp đặt của các thiết bị bù tĩnh;
b) Thực hiện các thao tác trên lưới điện như đóng, cắt thiết bị bù ngang, thay đổi nấc phân áp của các máy biến áp, khóa chức năng tự động thay đổi nấc phân áp của các máy biến áp khi điện áp phía cao áp đã thấp dưới -5% so với điện áp danh định;
c) Thay đổi công suất huy động các tổ máy phát điện;
d) Huy động các tổ máy đang dự phòng;
đ) Sa thải phụ tải.
4. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán đánh giá nhu cầu dịch vụ điều chỉnh điện áp theo quy định, công bố danh sách các tổ máy, thiết bị, khu vực phụ tải trong hệ thống điện thực hiện dịch vụ điều chỉnh điện áp.
Như vậy, trình tự thực hiện các biện pháp điều chỉnh điện áp trong trường hợp xảy ra sự cố trong hệ thống điện gồm các bước sau đây:
(1) Điều chỉnh điện áp đầu cực máy phát, điện áp đặt của các thiết bị bù tĩnh;
(2) Thực hiện các thao tác trên lưới điện như đóng, cắt thiết bị bù ngang, thay đổi nấc phân áp của các máy biến áp, khóa chức năng tự động thay đổi nấc phân áp của các máy biến áp khi điện áp phía cao áp đã thấp dưới -5% so với điện áp danh định;
(3) Thay đổi công suất huy động các tổ máy phát điện;
(4) Huy động các tổ máy đang dự phòng;
(5) Sa thải phụ tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?