Trình tự tham gia Bảo hiểm xã hội lần đầu cho người lao động thì người sử dụng lao động cần thực hiện những gì?
- Thành phần hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu của người lao động tại doanh nghiệp
- Số lượng hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu của người lao động tại doanh nghiệp là bao nhiêu bộ?
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động là gì?
Đối với Bảo hiểm xã hội bắt buộc, chị có thể tham khảo hồ sơ tham gia theo quy định tại Điều 23 Quy trình Thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, cụ thể:
Trình tự tham gia Bảo hiểm xã hội lần đầu cho người lao động
Thành phần hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu của người lao động tại doanh nghiệp
Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Quy trình Thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về thành phần hồ sơ như sau:
(1) Người lao động
- Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
+ Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
- Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4:
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
+ Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
(2) Đơn vị:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Số lượng hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu của người lao động tại doanh nghiệp là bao nhiêu bộ?
Theo khoản 2 Điều 23 Quy trình Thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về số lượng hồ sơ bao gồm: 01 bộ.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động là gì?
Đối với trách nhiệm của người sử dụng lao động, chị có thể tham khảo thêm tại khoản 1 Điều 32 Quy trình Thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 41, 42, 43, 44, 45 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020:
"Điều 32. Đơn vị, cơ quan lao động - thương binh và xã hội, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội, Phòng/Tổ chế độ BHXH
1. Đơn vị
1.1. Nhận hồ sơ của người lao động theo quy định tại Điều 23, Điều 27.
1.2. Kê khai hồ sơ
a) Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT hằng tháng: theo quy định tại Điều 23.
b) Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT: theo quy định tại Điều 27.
- Đối với người lao động nộp hồ sơ thông qua đơn vị: Lập Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
- Đối với người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH: xác nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người điều chỉnh họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh, giới tính đã ghi trên sổ BHXH điểm này được sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020)
c) Ghi mã số BHXH
- Đối với người tham gia đã được cấp mã số BHXH: ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng.
- Đối với người tham gia chưa được cấp hoặc quên mã số BHXH: phối hợp cơ quan BHXH nơi đăng ký đóng để hoàn thiện, xác định mã số BHXH
1.3. Nộp hồ sơ: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH thông qua dịch vụ bưu chính công ích (điểm này được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020)
1.4. Đóng tiền: Nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định tại Điều 7, Điều 16, Điều 19, Điều 22.
1.5. Nhận kết quả:
a) Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu C12-TS) hằng tháng qua dịch vụ bưu chính công ích để kiểm tra, đối chiếu, nếu có sai lệch, phối hợp với cơ quan BHXH để giải quyết (tiết này được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020)
b) Thông báo đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của người lao động (Mẫu C13-TS) để niêm yết công khai tại đơn vị.
c) Phối hợp với cơ quan BHXH/đơn vị dịch vụ bưu chính công ích trả trực tiếp sổ BHXH cho người tham gia, nhận thẻ BHYT trả cho người tham gia (Tiết này được sửa đổi bởi khoản 45 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020)".
Theo đó, để tham gia Bảo hiểm xã hội, đơn vị chuẩn bị hồ sơ theo Điều 23 nêu trên, sau đó tiến hành nộp hồ sơ tham gia tại cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý đơn vị. Chị có thể liên hệ cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý để phối hợp thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?