Trình tự kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi được thực hiện như thế nào? Việc kiểm tra này được thực hiện theo phương pháp nào?

Tôi có câu hỏi là trình tự kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi được thực hiện như thế nào? Việc kiểm tra này được thực hiện theo phương pháp nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.L đến từ Đồng Nai.

Trình tự kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi được thực hiện như thế nào?

Trình tự kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT như sau:

Trình tự kiểm tra
1. Bước 1: Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, nước uống và các sản phẩm của vật nuôi theo phương pháp quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan.
2. Bước 2: Lựa chọn phương pháp kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này để tiến hành phân tích, đánh giá.

Như vậy, theo quy định trên thì trình tự kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi được thực hiện như sau:

- Bước 1: Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, nước uống và các sản phẩm của vật nuôi theo phương pháp quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan.

- Bước 2: Lựa chọn phương pháp kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này để tiến hành phân tích, đánh giá.

chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi

Trình tự kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi được thực hiện theo phương pháp nào?

Việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi được thực hiện theo phương pháp được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 01/2016/TT-BNNPTNT như sau:

Phương pháp kiểm tra và xử lý kết quả phân tích
1. Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra bằng việc đánh giá sự tồn tại của các chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine thuộc nhóm Beta-Agonist trong thức ăn chăn nuôi, nước uống, thuốc thú y, nước tiểu, mẫu máu và các sản phẩm của gia súc, gia cầm theo một trong hai cách sau:
a) Cách thứ nhất (áp dụng trong trường hợp cần kết quả kiểm tra nhanh):
Tiến hành phân tích định tính bằng kit thử nhanh hoặc phân tích bán định lượng bằng kit ELISA chung cho nhóm Beta-agonist hoặc định tính riêng cho từng chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine. Giới hạn phát hiện (LOD) của kit thử nhanh phải nhỏ hơn 5ppb đối với chất Salbutamol, 3 ppb đối với chất Clenbuterol, 2 ppb đối với chất Ractopamine. Giới hạn phát hiện (LOD) của kit ELISA phải nhỏ hơn 0,2 ppb. Nếu kết quả âm tính thì kết thúc quá trình kiểm tra. Việc đưa kit thử nhanh vào sử dụng được thực hiện theo hướng dẫn của Cục Chăn nuôi.
Nếu kết quả dương tính, tiếp tục phân tích định lượng bằng phương pháp sắc ký để khẳng định chắc chắn là dương tính hay không và xác định hàm lượng của chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong mẫu thử.
b) Cách thứ hai:
Tiến hành ngay việc phân tích định lượng bằng phương pháp sắc ký đối với các chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine.
2. Xử lý kết quả phân tích
a) Nếu kết quả âm tính bằng các phương pháp phân tích trên thì khẳng định mẫu không vi phạm (hay mẫu âm tính với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist).
b) Kết quả dương tính bằng phân tích định lượng là cơ sở để xử lý vi phạm và công bố mẫu vi phạm (hay mẫu dương tính với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist). Căn cứ để khẳng định mẫu dương tính được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, theo quy định trên thì việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi được thực hiện theo phương pháp sau:

- Cách thứ nhất (áp dụng trong trường hợp cần kết quả kiểm tra nhanh):

+ Tiến hành phân tích định tính bằng kit thử nhanh hoặc phân tích bán định lượng bằng kit ELISA chung cho nhóm Beta-agonist hoặc định tính riêng cho từng chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine.

+ Giới hạn phát hiện (LOD) của kit thử nhanh phải nhỏ hơn 5ppb đối với chất Salbutamol, 3 ppb đối với chất Clenbuterol, 2 ppb đối với chất Ractopamine.

+ Giới hạn phát hiện (LOD) của kit ELISA phải nhỏ hơn 0,2 ppb.

+ Nếu kết quả âm tính thì kết thúc quá trình kiểm tra. Việc đưa kit thử nhanh vào sử dụng được thực hiện theo hướng dẫn của Cục Chăn nuôi.

+ Nếu kết quả dương tính, tiếp tục phân tích định lượng bằng phương pháp sắc ký để khẳng định chắc chắn là dương tính hay không và xác định hàm lượng của chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong mẫu thử.

- Cách thứ hai:

+ Tiến hành ngay việc phân tích định lượng bằng phương pháp sắc ký đối với các chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine.

Cục Chăn nuôi có trách nhiệm như thế nào trong việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi?

Cục Chăn nuôi có trách nhiệm như thế nào trong việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi, thì theo quy định tại Điều 8 Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT như sau:

Trách nhiệm của Cục Chăn nuôi
1. Thống nhất và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm chất cấm nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
2. Chỉ đạo và phối hợp cùng các cơ quan kiểm tra chuyên ngành địa phương kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
3. Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

Theo đó, trong việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi thì Cục Chăn nuôi có các trách nhiệm sau:

- Thống nhất và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm chất cấm nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

- Chỉ đạo và phối hợp cùng các cơ quan kiểm tra chuyên ngành địa phương kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

- Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

Hoạt động chăn nuôi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hoạt động chăn nuôi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về khoảng cách, phương thức di chuyển đàn ong mật trong hoạt động chăn nuôi như thế nào?
Pháp luật
Nguyên tắc trong hoạt động chăn nuôi là gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong chăn nuôi?
Pháp luật
Ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động chăn nuôi thì được hưởng những chính sách gì từ nhà nước?
Pháp luật
Trình tự kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi được thực hiện như thế nào? Việc kiểm tra này được thực hiện theo phương pháp nào?
Pháp luật
Hoạt động chăn nuôi là gì? Tổ chức, cá nhân chăn nuôi từ bao nhiêu con thì phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động chăn nuôi
1,575 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động chăn nuôi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động chăn nuôi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào