Phương án tuyển sinh vào lớp 10 đối với địa bàn tỉnh Lâm Đồng? Phương thức tuyển sinh vào lớp 10 có thể thực hiện theo những hình thức nào?
Phương án tuyển sinh vào lớp 10 đối với địa bàn tỉnh Lâm Đồng?
Phương án tuyển sinh vào lớp 10 đối với địa bàn tỉnh Lâm Đồng, căn cứ theo điểm b Mục 1 Thông báo 48/TT-SGDĐT năm 2025 TẢI VỀ quy định về phương án tuyển sinh như sau:
1. Phương án tuyển sinh
a) Tuyển sinh vào lớp 6: Thực hiện xét tuyển.
b) Tuyển sinh vào lớp 10:
- Thực hiện xét tuyển đối với tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT không chuyên và trường phổ thông DTNT.
- Thực hiện thi tuyển đối với tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Thăng Long và Trường THPT Chuyên Bảo Lộc.
Sở GDĐT sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác tuyển sinh vào trường phổ thông DTNT, tuyển sinh vào lớp 10 THPT và tuyển sinh vào Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập năm học 2025 - 2026.
...
Theo đó, phương án tuyển sinh vào lớp 10 đối với địa bàn tỉnh Lâm Đồng được thực hiện theo 2 phương án xét tuyển và thi tuyển sinh như sau:
+ Đối với tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT không chuyên và trường phổ thông dân tộc nội trú thực hiện theo hình thức xét tuyển kết quả hoạc tập cấp THCS.
+ Đối với tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Thăng Long và Trường THPT Chuyên Bảo Lộc hình thức tuyển sinh thông qua việc thi tuyển.
Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác tuyển sinh vào tuyển sinh vào lớp 10 THPT trên địa bản tinh Lâm Đồng.
Phương án tuyển sinh vào lớp 10 đối với địa bàn tỉnh Lâm Đồng? (Hình thức Internet)
Phương án tuyển sinh vào lớp 10 có thể thực hiện theo những hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định về phương thức tuyển sinh trung học phổ thông như sau:
Phương thức tuyển sinh trung học phổ thông
1. Hằng năm tổ chức 01 (một) lần tuyển sinh trung học phổ thông.
2. Tuyển sinh trung học phổ thông được tổ chức theo 01 (một) trong 03 (ba) phương thức: xét tuyển, thi tuyển, kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
a) Xét tuyển: căn cứ xét tuyển là kết quả rèn luyện và kết quả học tập các năm học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.
b) Thi tuyển: thực hiện theo quy định tại Điều 13 Quy chế này.
c) Kết hợp thi tuyển với xét tuyển: thực hiện kết hợp theo quy định tại điểm a và điểm b của khoản này.
Theo đó, phương án tuyển sinh vào lớp 10 có thể thực hiện theo những hình thức sau:
+ Xét tuyển: Dựa trên kết quả học tập và rèn luyện tại cấp THCS hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS để xét tuyển.
+ Thi tuyển: được quy định chi tiết tại Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT.
+ Kết hợp giữa hình thức xét tuyển và thi tuyển.
Phương án thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên thi bài thi tuyển sinh có gì khác so với trường THPT không chuyên?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định về tổ chức thi tuyển như sau:
Tổ chức thi tuyển
1. Môn thi, bài thi
a) Số môn thi, bài thi gồm: Toán, Ngữ văn và 01 (một) môn thi hoặc bài thi thứ ba do Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn 01 (một) trong 02 (hai) phương án sau:
- Môn thi thứ ba được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, bảo đảm không chọn cùng một môn thi thứ ba quá 03 (ba) năm liên tiếp;
- Bài thi thứ ba là bài thi tổ hợp của một số môn học được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở.
Đối với các trường trung học phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu có tổ chức thi tuyển riêng thì môn thi hoặc bài thi thứ ba do Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu trực tiếp quản lí lựa chọn.
b) Môn thi hoặc bài thi thứ ba được công bố sau khi kết thúc học kì I nhưng không muộn hơn ngày 31 tháng 3 hằng năm.
c) Thời gian làm bài thi: môn Ngữ văn: 120 phút; môn Toán: 90 phút hoặc 120 phút; môn thi thứ ba: 60 phút hoặc 90 phút; bài thi thứ ba: 90 phút hoặc 120 phút.
d) Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, chủ yếu là lớp 9.
đ) Đối với việc tuyển sinh vào trường trung học phổ thông chuyên, học sinh phải thi các môn thi, bài thi quy định tại khoản này và 01 (một) môn thi chuyên. Mỗi môn chuyên có 01 (một) đề thi riêng theo chương trình môn học cấp trung học cơ sở, nội dung thi bảo đảm tuyển chọn được học sinh có năng khiếu về môn chuyên đó.
...
Theo đó, đối với phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên thì học sinh phải thi các môn thi, bài thi quy định tại khoản khoản 1 Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT và 01 môn thi chuyên.
Ngoài ra, mỗi môn chuyên có 01 đề thi riêng theo chương trình môn học cấp trung học cơ sở, nội dung thi bảo đảm tuyển chọn được học sinh có năng khiếu về môn chuyên đó.
Như vậy, phương án thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên thi bài thi tuyển sinh khác so với trường THPT không chuyên là thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên học sinh phải thi thêm 1 bài thi môn thi chuyên mà học sinh có nguyện vọng theo học tại lớp 10 trường THPT chuyên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban quản trị chung cư ký hợp đồng 3 năm với đơn vị quản lý vận hành khi nhiệm kỳ còn 6 tháng được không?
- Tính cạnh tranh có phải là tiêu chí để sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển không?
- Tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam được hiểu như thế nào? Thẩm quyền kiểm tra ra sao? Trách nhiệm gồm những gì?
- Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc của em về cảnh vật quê hương hay nhất? Dàn ý chi tiết thế nào?
- Xe tải nội bộ công ty có cần đổi từ biển số xe nền màu trắng sang biển số xe nền màu vàng hay không?