Trình bày dẫn căn cứ văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân cấp huyện như thế nào mới đúng?
Hội đồng nhân dân cấp huyện được ban hành những loại văn bản quy phạm pháp luật nào?
Hội đồng nhân dân cấp huyện được ban hành những loại văn bản quy phạm pháp luật nào? (Hình từ Internet)
Tại khoản 12 Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
...
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
Như vậy đối Hội đồng nhân dân cấp huyện thì có thể ban hành một loại văn bản quy phạm pháp luật là Nghị quyết.
Trình bày dẫn căn cứ văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân cấp huyện như thế nào mới đúng?
Đối với trường hợp Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện là văn bản quy phạm pháp luật thì việc trình bày căn cứ thực hiện theo Điều 61 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể:
Căn cứ ban hành văn bản
1. Căn cứ ban hành văn bản là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã được công bố hoặc ký ban hành chưa có hiệu lực nhưng phải có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với văn bản được ban hành. Căn cứ ban hành văn bản bao gồm văn bản quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền, chức năng của cơ quan ban hành văn bản đó và văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn quy định nội dung, cơ sở để ban hành văn bản.
2. Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn có điều, khoản giao quy định chi tiết thì tại văn bản quy định chi tiết phải nêu cụ thể điều, khoản đó tại phần căn cứ ban hành văn bản.
Trường hợp văn bản quy định chi tiết nhiều điều, khoản hoặc vừa quy định chi tiết các điều, khoản được giao vừa quy định các nội dung khác thì không nhất thiết phải nêu cụ thể các điều, khoản được giao quy định chi tiết tại phần căn cứ ban hành văn bản.
3. Căn cứ ban hành văn bản được thể hiện bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ 14, trình bày dưới phần tên của văn bản; sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;), dòng cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm(.)."
Như vậy, căn cứ ban hành văn bản được thể hiện bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ 14, trình bày dưới phần tên của văn bản; sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;), dòng cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm(.)
Trong quy định cũng có các biểu mẫu đối với các văn bản quy phạm pháp luật. Để xem các biểu mẫu tham khảo tại phụ lục kèm theo Nghị định 154/2020/NĐ-CP.
Mọi Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện đều là văn bản quy phạm pháp luật?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 34/2016/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP) thì không phải mọi Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện đều là văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể là các Nghị quyết sau đây:
- Nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức vụ khác;
- Nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và bầu các chức vụ khác;
- Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân;
- Nghị quyết phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
- Nghị quyết thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; quyết định thành lập các ban, ban chỉ đạo, hội đồng, Ủy ban để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định;
- Nghị quyết tổng biên chế ở địa phương;
- Nghị quyết dự toán, quyết toán ngân sách địa phương;
- Nghị quyết về chương trình, đề án, dự án, kế hoạch;
- Các nghị quyết, quyết định khác không có nội dung quy định tại các Điều 27, 28, 29 và Điều 30 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Cụ thể như sau:
Điều 27. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
3. Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương.
4. Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Điều 28. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương.
3. Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.
Điều 29. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành quyết định theo quy định của Luật này và các luật khác có liên quan.
Điều 30. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?