Triết học Mác Lênin là gì? Triết học Mác Lênin có phải bộ phận cấu thành Chủ nghĩa Mác Lênin theo quy định?
Triết học Mác Lênin là gì? Triết học Mác Lênin có phải là bộ phận cấu thành Chủ nghĩa Mác Lênin?
Triết học Mác Lênin là khoa học về những quy luật phổ biến chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người; trang bị cho con người thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật đúng đắn để nhận thức và cải tạo thế giới.
Theo Hướng dẫn 60-HD/BTGTW năm 2022 thực hiện chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành thì: Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống lý luận thống nhất được hình thành từ ba bộ phận:
- Triết học Mác - Lênin;
- Kinh tế chính trị Mác - Lênin;
- Chủ nghĩa xã hội khoa học
Triết học Mác Lênin là gì? Triết học Mác Lênin có phải là bộ phận cấu thành Chủ nghĩa Mác Lênin? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào bắt buộc phải học Triết học Mác Lênin trong các trường đại học, cao đẳng?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 494/2002/QĐ-TTg có quy định như sau:
Phê duyệt Đề án Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, môn Chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu.
Nâng cao chất lượng chương trình, giáo trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ giảng viên các bộ môn khoa học Mác –Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, giáo viên Chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
2. Nội dung chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, môn Chính trị.
a) Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh (đối với các trường đại học, cao đẳng); môn Chính trị (đối với các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề) là những môn học bắt buộc:
- Đối với người Việt Nam và người nước ngoài học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề do Việt Nam mở hoặc các trường do Việt Nam liên kết với nước ngoài mở tại Việt Nam;
- Đối với người Việt Nam học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Riêng đối với người nước ngoài học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có 100% vốn đầu tư nước ngoài thì không bắt buộc phải học các môn học này mà chỉ khuyến khích học.
...
Đối chiếu với quy định trên thì Triết học Mác Lênin là môn học bắt buộc đối với:
- Người Việt Nam và người nước ngoài học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề do Việt Nam mở hoặc các trường do Việt Nam liên kết với nước ngoài mở tại Việt Nam;
- Người Việt Nam học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Lưu ý: Riêng đối với người nước ngoài học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có 100% vốn đầu tư nước ngoài thì không bắt buộc phải học môn học này mà chỉ khuyến khích học.
Đào tạo lý luận chính trị có được trang bị kiến thức về chủ nghĩa Mác Lênin?
Căn cứ Điều 3 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 quy định về đào tạo lý luận chính trị như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đào tạo lý luận chính trị là quá trình truyền thụ, tiếp thu hệ thống tri thức lý luận chính trị; củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ. Đào tạo lý luận chính trị gồm ba cấp: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp.
2. Sơ cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cơ sở cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên... ở cơ sở; trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kỹ năng vận dụng thực tiễn.
3. Trung cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cho đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở; trang bị cơ bản, có hệ thống, cập nhật về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn.
4. Cao cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trung và cao cấp; trang bị cơ bản, hệ thống, thực tiễn và hiện đại, toàn diện về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao tầm nhìn, tư duy chiến lược; nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn.
...
Theo đó, đào tạo lý luận chính trị gồm ba cấp: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Ở mỗi cấp sẽ được trang bị kiến thức về chủ nghĩa Mác Lênin khác nhau, cụ thể:
- Sơ cấp lý luận chính trị: trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Trung cấp lý luận chính trị: trang bị cơ bản, có hệ thống, cập nhật về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Cao cấp lý luận chính trị: trang bị cơ bản, hệ thống, thực tiễn và hiện đại, toàn diện về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?