Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?

Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Chân lý trong triết học có bao nhiêu tính chất? Đó là những tính chất nào? Thời lượng môn học triết học Mác-Lênin dành cho sinh viên khối không chuyên thế nào?

Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học?

Chân lý là gì?

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, chân lý là những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Quan niệm như vậy về chân lý cũng có nghĩa xác định chân lý là sản phẩm của quá trình nhận thức. Nó được hình thành, phát triển dần dần từng bước và phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể, vào hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.

Ví dụ về chân lý trong triết học?

- Chân lý khách quan là những quy luật, thuộc tính tồn tại độc lập với ý thức con người. Ví dụ: Trái đất quay quanh Mặt trời.

- Chân lý tương đối phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ: Nước đóng băng ở 0°C chỉ đúng ở áp suất 1 atm.

- Chân lý tuyệt đối là những quy luật phổ biến, không thay đổi. Ví dụ: Quy luật nhân quả trong vũ trụ.

Trên đây là thông tin về "Chân lý là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học?"

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Các tính chất cơ bản của chân lý?

Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? (hình từ internet)

Chân lý trong triết học có bao nhiêu tính chất? Đó là những tính chất nào?

Căn cứ tại Chương 3 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT

V. LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG
...
2. Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý
a) Quan điểm của V.I Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý
- Giai đoạn từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính và mối quan hệ giữa chúng
- Giai đoạn từ nhận thức lý tính đến thực tiễn
- Khái quát tính quy luật chung của quá trình vận động, phát triển nhận thức: từ thực tiễn đến nhận thức – từ nhận thức đến thực tiễn – nhận thức,...
- Ý nghĩa phương pháp luận
Chân lý và vai trò của chân lý với thực tiễn
- Khái niệm chân lý
- Các tính chất của chân lý: tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể
- Vai trò của chân lý đối với thực tiễn
- Ý nghĩa phương pháp luận

Như vậy, chân lý trong triết học có 3 tính chất, các tính chất của chân lý: tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể.

Chân lý trong triết học có tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể.

Trong đó:

Tính khách quan của chân lý là tính độc lập về nội dung phản ánh của nó đối với ý thức của con người và loài người. Điều đó có nghĩa là nội dung của những tri thức đúng đắn không phải là sản phẩm thuần túy chủ quan, không phải là sự xác lập tùy tiện của con người hoặc có sẵn ở trong nhận thức mà nội dung đó thuộc về thế giới khách quan, do thế giới khách quan quy định.

Tính tuyệt đối của chân lý là tính phù hợp hoàn toàn và đầy đủ giữa nội dung phản ánh của tri thức với hiện thực khách quan. Về nguyên tắc, chúng ta có thể đạt đến tính tuyệt đối của chân lý (chân lý tuyệt đối).

Bởi vì, trong thế giới khách quan không tồn tại một sự vật, hiện tượng nào mà con người hoàn toàn không thể nhận thức được. Khả năng đó trong quá trình phát triển là vô hạn. Song khả năng đó lại bị hạn chế bởi những điều kiện cụ thể của từng thế hệ khác nhau và bởi điều kiện xác định về không gian và thời gian của đối tượng được phản ánh. Do đó chân lý lại có tính tương đối.

Tính tương đối của chân lý là tính phù hợp nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ giữa nội dung phản ánh của những tri thức với hiện thực khách quan. Điều đó có nghĩa là giữa nội dung của chân lý với khách thể được phản ánh chỉ mới phù hợp từng phần, từng bộ phận, ở một số mặt, một số khía cạnh nào đó trong những điều kiện nhất định.

Tính cụ thể của chân lý là đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, cụ thể. Điều đó có nghĩa là mỗi tri thức đúng đắn bao giờ cũng có một nội dung nhất định. Nội dung đó không phải là sự trừu tượng thuần túy thoát ly hiện thực mà nó luôn luôn gắn liền với một đối tượng xác định, diễn ra trong một không gian, thời gian hay một hoàn cảnh nào đó, trong một mối liên hệ, quan hệ cụ thể. Vì vậy, bất kỳ chân lý nào cũng gắn liền với những điều kiện lịch sử - cụ thể, cũng có tính cụ thể.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Thời lượng môn học triết học Mác Lênin thế nào?

Căn cứ Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT quy định như sau:

1. Tên môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
2. Thời lượng: 5 tín chỉ (phần 1: 2 tín chỉ; phần 2 và 3: 3 tín chỉ).
- Nghe giảng: 70%
- Thảo luận: 30%
3. Trình độ: Dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, cao đẳng.
4. Mục tiêu của môn học:
Môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm giúp cho sinh viên:
- Xác lập cơ sở lý luận cơ bản nhất để từ đó có thể tiếp cận được nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiểu biết nền tảng tư tưởng của Đảng;
- Xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên;
- Từng bước xác lập thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì môn triết học Mác Lênin dành cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin có 5 tín chỉ, trong đó:

- Nghe giảng: 70%.

- Thảo luận: 30%.

Triết học mác lênin
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
Pháp luật
Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
Pháp luật
Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
3 Đặc trưng cơ bản của nhà nước trong triết học Mác Lênin? Mục đích của việc học tập, nghiên cứu môn triết học?
Pháp luật
Đấu tranh giai cấp là gì? Nguyên nhân đấu tranh giai cấp? Mục tiêu của môn học triết học Mác Lênin theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tại sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan? Thời lượng môn triết học Mác Lênin thế nào?
Pháp luật
Thuyết bất khả tri là gì? Triết học Mác Lênin có yêu cầu gì về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu?
Pháp luật
Chủ nghĩa thực chứng là gì? Mục đích của môn triết học Mác Lênin chương trình đại học xác lập trên cơ sở gì?
Pháp luật
Thuyết khả tri là gì? Ví dụ thuyết khả tri? Môn Triết học Mác Lênin có thời lượng là bao nhiêu tín chỉ?
Pháp luật
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì? Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội chủ nghĩa là do đâu? 3 bộ phận cấu thành Chủ nghĩa Mác Lênin?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Triết học mác lênin
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
27 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Triết học mác lênin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Triết học mác lênin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào