Trên mặt chính của nhãn thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt bắt buộc ghi dòng chữ nào để phân biệt?
- Trên mặt chính của nhãn thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt bắt buộc ghi dòng chữ nào để phân biệt?
- Kinh doanh thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt thì có phải đăng ký bản công bố sản phẩm không?
- Ai có quyền cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt?
Trên mặt chính của nhãn thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt bắt buộc ghi dòng chữ nào để phân biệt?
Việc ghi nhãn thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt được quy định tại Điều 24 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:
Nội dung ghi nhãn bắt buộc
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm tại Việt Nam ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa còn phải tuân thủ các quy định sau:
a) Thực phẩm dinh dưỡng y học phải ghi các cụm từ sau: "Thực phẩm dinh dưỡng y học" và "Sử dụng cho người bệnh với sự giám sát của nhân viên y tế";
b) Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải ghi cụm từ: "Sản phẩm dinh dưỡng (cho đối tượng cụ thể)" trên mặt chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường.
2. Riêng đối với sản phẩm nhập khẩu, tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi trên nhãn sản phẩm phải thể hiện: tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tự công bố hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm.
Theo quy định trên, trên mặt chính của nhãn thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải ghi cụm từ: "Sản phẩm dinh dưỡng (cho đối tượng cụ thể)" để phân biệt với thực phẩm thông thường.
Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Hình từ Internet)
Kinh doanh thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt thì có phải đăng ký bản công bố sản phẩm không?
Việc kinh doanh thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt thì có phải đăng ký bản công bố sản phẩm không quy định tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:
Đăng ký bản công bố sản phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải đăng ký bản công bố sản phẩm.
Ai có quyền cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt?
Cơ quan có quyền cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt được quy định tại khoản 8 Điều 40 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa phương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về an toàn thực phẩm tại địa phương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chủ động tổ chức lực lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn; trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước cấp dưới; xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Chính phủ và trước pháp luật khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
2. Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
3. Tổ chức, điều hành Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Tổ chức tuyên truyền, vận động việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.
5. Bố trí nguồn lực cho các cơ quan chuyên môn để thực hiện việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
...
7. Xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương.
8. Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
9. Tổ chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm; chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp.
Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định sẽ có quyền cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?