Trên hóa đơn ăn uống thì đơn vị cung cấp dịch vụ có được phép ghi 'Dịch vụ ăn uống' hay không?
- Thời điểm lập hóa đơn ăn uống sẽ được xác định từ thời điểm khách hàng sử dụng dịch vụ có đúng hay không?
- Trên hóa đơn ăn uống thì đơn vị cung cấp dịch vụ có được phép ghi "Dịch vụ ăn uống" hay không?
- Các cơ sở bán hàng của một tổ chức sử dụng một loại hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên thì hóa đơn được lập theo thứ tự như thế nào?
Thời điểm lập hóa đơn ăn uống sẽ được xác định từ thời điểm khách hàng sử dụng dịch vụ có đúng hay không?
Hóa đơn ăn uống là một loại hóa đơn cung cấp dịch vụ. Do đó có thể căn cứ Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ như sau:
Thời điểm lập hóa đơn
...
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
...
Theo quy định vừa nêu thì thời điểm lập hóa đơn ăn uống sẽ được tính từ thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Việc lập hóa đơn ăn uống sẽ không phân biệt trường hợp đã thu được tiền hay chưa thu được tiền hay chưa.
Trường hợp người cung cấp dịch vụ ăn uống có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn ăn uống là thời điểm thu tiền.
Lưu ý: Thời điểm thu tiền nêu trên không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ như:
- Kế toán, kiểm toán;
- Tư vấn tài chính, thuế;
- Thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật;
- Tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng.
Trên hóa đơn ăn uống thì đơn vị cung cấp dịch vụ có được phép ghi 'Dịch vụ ăn uống' hay không? (Hình từ Internet)
Trên hóa đơn ăn uống thì đơn vị cung cấp dịch vụ có được phép ghi "Dịch vụ ăn uống" hay không?
Căn cứ điểm a khoản 6 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nội dung của hóa đơn như sau:
Nội dung của hóa đơn
...
6. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
a) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ
- Tên hàng hóa, dịch vụ: Trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt. Trường hợp bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến từng chủng loại (ví dụ: điện thoại Samsung, điện thoại Nokia…). Trường hợp hàng hóa phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì trên hóa đơn phải thể hiện các số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu. Ví dụ: Số khung, số máy của ô tô, mô tô, địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của một ngôi nhà…
...
Ngoài ra, tại Công văn 431/CTQNI-TTHT năm 2022 của Cục thuế Quảng Ninh có hướng dẫn như sau:
1. Đối với nhà hàng, khách sạn phục vụ hàng ăn uống:
Căn cứ hình thức bán hàng, loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho người mua để ghi tên hàng hóa, dịch vụ cho phù hợp như:
- Trường hợp phục vụ ăn tại chỗ, khách đặt ăn thì ghi tên các món ăn như: Cá, thịt, tôm, rau...; đồ uống như: Nước lọc, bia rượu... và các dịch vụ phát sinh; Đơn vị tính tùy theo phương thức xác định số lượng thực tế như: đĩa, bát, kg...
- Trường hợp cửa hàng bán theo suất ăn, cơm hộp, cơm văn phòng thì tên hàng hóa, dịch vụ ghi đơn vị tính là suất, hộp, đĩa...
Dịch vụ ăn uống không phải tên hàng hóa, do vậy hóa đơn điện tử không ghi “dịch vụ ăn uống".
Theo đó, trên hóa đơn phải liệt kê đầy đủ tên món ăn và không thể hiện thông tin "dịch vụ ăn uống".
Xem thêm Công văn 431/CTQNI-TTHT 2022 Cục thuế tỉnh Quảng Ninh: tải về
Tuy nhiên, về vấn đề này Tổng cục Thuế lại có quan điểm rằng người bán sẽ xác định hàng hóa, dịch vụ cung cấp để xác định nội dung trên hóa đơn theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, không bắt buộc phải nêu chi tiết từng món ăn nếu không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế (thuế suất thuế TTĐB, GTGT,...).
Theo đó, khi các món ăn hoặc sản phẩm có thuế suất thuế GTGT hay thuế TTĐB hoặc các thuế khác thì mới cần ghi chi tiết mức thuế suất, tên hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn.
Còn sẽ không bắt buộc phải nêu chi tiết từng món ăn trong trường hợp không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
Các cơ sở bán hàng của một tổ chức sử dụng một loại hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên thì hóa đơn được lập theo thứ tự như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về số hóa đơn như sau:
Nội dung của hóa đơn
...
3. Số hóa đơn
a) Số hóa đơn là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn. Số hóa đơn được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 8 chữ số, bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm có tối đa đến số 99 999 999. Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn trong cùng một ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn. Riêng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thì số hóa đơn được in sẵn trên hóa đơn và người mua hóa đơn được sử dụng đến hết kể từ khi mua.
Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng hoặc nhiều cơ sở được đồng thời cùng sử dụng một loại hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên từ một hệ thống lập hóa đơn điện tử thì hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn.
b) Trường hợp số hóa đơn không được lập theo nguyên tắc nêu trên thì hệ thống lập hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc tăng theo thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập, sử dụng một lần duy nhất và tối đa 8 chữ số.
...
Như vậy, trong trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng đồng thời cùng sử dụng một loại hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên từ một hệ thống lập hóa đơn điện tử thì hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?