Khung giá phát điện là gì? Nguyên tắc lập khung giá phát điện là gì? Căn cứ lập, điều chỉnh giá điện và giá các dịch vụ về điện?
Khung giá phát điện là gì?
Căn cứ vào khoản 41 Điều 4 Luật Điện lực 2024 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
38. Khách hàng sử dụng điện lớn là khách hàng sử dụng điện có công suất và sản lượng tiêu thụ lớn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương phù hợp với từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện.
39. Khung giá điện là phạm vi giữa giá tối thiểu và giá tối đa.
40. Khung giá bán buôn điện là phạm vi giữa mức giá bán buôn điện tối thiểu và mức giá bán buôn điện tối đa.
41. Khung giá phát điện là khung giá phát điện bình quân trong vòng đời dự án nhà máy điện và có phạm vi giữa mức giá bình quân tối thiểu và mức giá bình quân tối đa.
42. Kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp về mức độ an toàn của thiết bị, dụng cụ điện so với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng về an toàn điện trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành.
43. Lưới điện là hệ thống đường dây tải điện trên không hoặc cáp điện ngầm, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện, gồm lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối.
44. Nhà máy điện là tổ hợp một hoặc một số thiết bị, máy móc, công trình để sản xuất điện năng.
45. Nhà máy điện năng lượng tái tạo nhỏ là nhà máy điện năng lượng tái tạo có quy mô công suất do Bộ Công Thương xác định cho từng giai đoạn.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khung giá phát điện là khung giá phát điện bình quân trong vòng đời dự án nhà máy điện và có phạm vi giữa mức giá bình quân tối thiểu và mức giá bình quân tối đa.
Khung giá phát điện là gì? Nguyên tắc lập khung giá phát điện là gì? Căn cứ lập, điều chỉnh giá điện và giá các dịch vụ về điện? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc lập khung giá phát điện là gì?
Nguyên tắc lập khung giá phát điện được quy định tại Điều 3 Thông tư 09/2025/TT-BCT như sau:
- Khung giá phát điện có phạm vi giữa mức giá tối thiểu (0 đồng/kWh) và mức giá tối đa.
- Mức giá tối đa là giá phát điện tương ứng cho từng loại hình nhà máy điện (không bao gồm loại hình nhà máy thủy điện) được xác định theo phương pháp quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư 09/2025/TT-BCT.
- Đối với loại hình nhà máy thủy điện, mức giá tối đa được xây dựng trên cơ sở biểu giá chi phí tránh được hàng năm theo phương pháp quy định tại Điều 8 Thông tư 09/2025/TT-BCT.
- Khung giá phát điện loại hình nhà máy điện mặt trời được xây dựng căn cứ theo cường độ bức xạ trung bình năm của 03 (ba) miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
- Trường hợp loại hình nhà máy điện chưa có dự án được phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở được thẩm định, thông số tính toán khung giá phát điện theo phương pháp quy định tại Thông tư này được xác định trên cơ sở tham khảo các tổ chức tư vấn.
- Đối với loại hình nhà máy điện năng lượng tái tạo có sử dụng kết hợp hệ thống lưu trữ điện, trường hợp hệ thống lưu trữ điện chỉ tiêu thụ sản lượng điện từ chính các nhà máy điện năng lượng tái tạo này trong chu kỳ sạc điện, tổng mức đầu tư để tính toán khung giá phát điện có tính đến chi phí đầu tư các hạng mục của hệ thống lưu trữ điện.
Căn cứ lập, điều chỉnh giá điện và giá các dịch vụ về điện được quy định như thế nào?
Căn cứ lập, điều chỉnh giá điện và giá các dịch vụ về điện được quy định tại Điều 52 Luật Điện lực 2024 như sau:
(1) Căn cứ lập giá điện bao gồm:
- Chính sách giá điện;
- Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
- Quan hệ cung cầu về điện;
- Chi phí sản xuất, kinh doanh điện hợp lý và lợi nhuận hợp lý của đơn vị điện lực;
- Cấp độ thị trường điện cạnh tranh;
- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hằng năm của đơn vị điện lực.
(2) Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được quy định như sau:
- Giá bán lẻ điện được phản ánh và điều chỉnh kịp thời theo biến động thực tế của thông số đầu vào, bù đắp chi phí hợp lý, hợp lệ với lợi nhuận hợp lý để bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và cấp độ thị trường điện cạnh tranh; (*)
- Khi thị trường bán lẻ điện vận hành, giá bán lẻ điện thực hiện theo cơ chế thị trường;
- Chính phủ quy định chi tiết tại (*).
(3) Đơn vị điện lực có trách nhiệm lập, công bố công khai chi phí sản xuất, kinh doanh điện hằng năm. Hình thức và nội dung công khai thực hiện theo quy định của pháp luật.
(4) Căn cứ điều chỉnh giá dịch vụ phát điện tại hợp đồng mua bán điện đã ký bao gồm:
- Thay đổi về chính sách, pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp của bên bán điện hoặc bên mua điện;
- Thực hiện yêu cầu rà soát, điều chỉnh giá dịch vụ phát điện của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bên bán điện được giao đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các hạng mục (ngoài phạm vi quản lý đầu tư của đơn vị phát điện tại hợp đồng mua bán điện đã ký) để thực hiện quy hoạch hoặc để thực hiện yêu cầu mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật;
- Tối ưu hóa quy trình quản lý, sản xuất, thay đổi công nghệ và đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất điện.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- So sánh thuế đối ứng với các loại thuế khác? Thuế chống bán phá giá là gì? Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá?
- Toàn văn dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi 2025? So sánh dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi và Bộ luật Hình sự 2015?
- Hệ sinh thái đất ngập nước được hiểu thế nào? Quy trình kỹ thuật quan trắc hệ sinh thái đất ngập nước quy định những gì?
- Hướng dẫn định danh doanh nghiệp trên VNeID? Cách đăng ký tài khoản định danh điện tử doanh nghiệp trên VNeID ra sao?
- Ngày 30 4 và ngày 1 5 có phải là hai ngày lễ lớn trong năm theo quy định của pháp luật hiện nay?