Không trang bị lắp đặt hệ thống báo cháy bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/7/2025 theo quy định mới nhất?
Không trang bị lắp đặt hệ thống báo cháy bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/7/2025 theo quy định mới nhất?
Căn cứ điểm a khoản 9 và khoản 11 Điều 20 Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi không trang bị lắp đặt hệ thống báo cháy từ ngày 1/7/2025 như sau:
Vi phạm quy định về trang bị, lắp đặt phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
...
9. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy;
...
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 9 Điều này.
Đồng thời, căn cứ Điều 4 Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
Mức phạt tiền trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân đến 50.000.000 đồng. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
3. Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư vi phạm các quy định của Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm hành chính.
Như vậy, từ ngày 1/7/2025, không trang bị lắp đặt hệ thống báo cháy bị phạt tiền như sau:
- Đối với cá nhân (Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư): không trang bị lắp đặt hệ thống báo cháy bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Đối với tổ chức: không trang bị lắp đặt hệ thống báo cháy bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
LƯU Ý: Tổ chức, cá nhân không trang bị lắp đặt hệ thống báo cháy bị đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng.
Không trang bị lắp đặt hệ thống báo cháy bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/7/2025 theo quy định mới nhất? (Hình ảnh Internet)
Tiêu chuẩn cần đảm bảo khi lắp đặt hệ thống báo cháy gồm những gì?
Căn cứ tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5738:2021 về Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật như sau:
Quy định chung
4.1 Việc thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy phải tuân thủ các yêu cầu, quy định của các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.
4.2 Hệ thống báo cháy phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra;
- Chuyển tín hiệu khi phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay các biện pháp thích hợp;
- Có khả năng chống nhiễu tốt;
- Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống;
- Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung hoặc riêng rẽ;
- Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy.
4.3 Hệ thống báo cháy phải bảo đảm độ tin cậy và thực hiện đầy đủ các chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót.
4.4 Những tác động bên ngoài gây ra sự cố cho một bộ phận của hệ thống không được gây ra những sự cố tiếp theo trong hệ thống.
...
Theo đó, có thể thấy rằng lắp đặt hệ thống báo cháy phải đảm bảo những tiêu chuẩn như sau:
- Phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra;
- Chuyển tín hiệu khi phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay các biện pháp thích hợp;
- Có khả năng chống nhiễu tốt;
- Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống;
- Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung hoặc riêng rẽ;
- Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy.
Quy định yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy khi lập, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch đô thị và nông thôn?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 105/2025/NĐ-CP quy định về yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy khi lập, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch đô thị và nông thôn như sau:
- Quy hoạch chung phải thể hiện định hướng phát triển trục giao thông, tuyến truyền dẫn cấp nước, tuyến thông tin viễn thông phục vụ phòng cháy, chữa cháy và mạng lưới trụ sở đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Quy hoạch chung phải thể hiện các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 105/2025/NĐ-CP đối với khu vực thuộc phạm vi quy hoạch chung nhưng không có yêu cầu lập quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn.
- Quy hoạch phân khu đô thị, khu chức năng được lập theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn phải thể hiện các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 15 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 và vị trí ô đất, quy mô dự kiến bố trí các trụ sở đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bảo đảm bán kính phục vụ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- Quy hoạch chi tiết đô thị, khu dân cư, cụm công nghiệp, khu chức năng khác được lập theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn phải bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy được quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản 3 Điều 15 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; diện tích xây dựng của trụ sở đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Lưu ý: Nghị định 105/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khung quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học 2025? Hướng dẫn quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học 2025 thế nào?
- Viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật như thế nào? Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật?
- Bên bảo lãnh đối ứng là ai? Bên bảo lãnh đối ứng có được chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng không?
- Mẫu bài phát biểu tổng kết năm học 2024 2025 dành cho hiệu trưởng? Bài phát biểu lễ tổng kết năm học của hiệu trưởng ra sao?
- Người có hành vi đặt vật cản ngăn dòng chảy tự nhiên phục vụ tưới tiêu gây ảnh hưởng đến người khác bị phạt thế nào?