Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo bao nhiêu loại lãi suất? Tổ chức, cá nhân được mua trái phiếu Chính phủ thông qua những hình thức nào?
Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo bao nhiêu loại lãi suất?
Theo khoản 5 Điều 14 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định lãi suất trái phiếu Chính phủ như sau:
Điều kiện và điều khoản của trái phiếu Chính phủ
5. Lãi suất trái phiếu Chính phủ
a) Trái phiếu được phát hành theo lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hoặc lãi suất chiết khấu theo thông báo của Kho bạc Nhà nước.
b) Lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.
…
Bên cạnh đó, theo tiết 3.1, tiết 3.2 tiểu mục 1 Mục II Thông tư 32/2004/TT-BTC quy định lãi suất trái phiếu và phương thức trả lãi như sau:
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
…
3. Lãi suất trái phiếu và phương thức trả lãi
3.1. Lãi suất trái phiếu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định cho từng đợt phát hành, phù hợp với mặt bằng lãi suất chung trên thị trường và đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân mua trái phiếu.
3.2. Trái phiếu phát hành có lãi suất cố định, được thanh toán lãi theo các phương thức:
a) Thanh toán lãi định kỳ;
b) Thanh toán lãi một lần cùng với tiền gốc khi đến hạn;
c) Thanh toán lãi ngay khi phát hành.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì lãi suất trái phiếu Chính phủ được phát hành theo 03 loại bao gồm lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hoặc lãi suất chiết khấu theo thông báo của Kho bạc Nhà nước.
– Lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quyết định cho từng đợt phát hành, phù hợp với mặt bằng lãi suất chung trên thị trường và đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân mua trái phiếu.
– Trái phiếu phát hành có lãi suất cố định, được thanh toán lãi theo các phương thức:
+ Thanh toán lãi định kỳ;
+ Thanh toán lãi một lần cùng với tiền gốc khi đến hạn;
+ Thanh toán lãi ngay khi phát hành.
Những tổ chức, cá nhân nào được mua trái phiếu Chính phủ?
Những tổ chức, cá nhân nào được mua trái phiếu Chính phủ? (Hình từ Internet)
Theo tiết 4 tiểu mục 1 Mục II Thông tư 32/2004/TT-BTC quy định như sau:
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
…
4. Đối tượng mua trái phiếu
Đối tượng mua trái phiếu phát hành qua hệ thống Kho bạc Nhà nước bao gồm:
4.1. Công dân Việt Nam ở trong và ngoài nước;
4.2. Người Việt nam định cư ở nước ngoài;
4.3. Người nước ngoài làm việc, cư trú ở Việt Nam;
4.4. Các đơn vị sự nghiệp;
4.5. Tổ chức chính trị; chính trị - xã hội; chính trị - xã hội - nghề nghiệp; xã hội; xã hội - nghề nghiệp;
4.6. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế;
4.7. Các tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Các tổ chức là đối tượng thụ hưởng ngân sách Nhà nước không được dùng tiền ngân sách nhà nước cấp để mua trái phiếu.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể đối tượng mua trái phiếu cho từng đợt phát hành.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì những tổ chức, cá nhân sau đây được mua trái phiếu Chính phủ phát hành qua hệ thống Kho bạc Nhà nước bao gồm:
– Công dân Việt Nam ở trong và ngoài nước;
– Người Việt nam định cư ở nước ngoài;
– Người nước ngoài làm việc, cư trú ở Việt Nam;
– Các đơn vị sự nghiệp;
– Tổ chức chính trị; chính trị - xã hội; chính trị - xã hội - nghề nghiệp; xã hội; xã hội - nghề nghiệp;
– Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế;
– Các tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Các tổ chức là đối tượng thụ hưởng ngân sách Nhà nước không được dùng tiền ngân sách nhà nước cấp để mua trái phiếu.
Tổ chức, cá nhân được mua trái phiếu Chính phủ thông qua những hình thức nào?
Theo tiết 5 tiểu mục 1 Mục II Thông tư 32/2004/TT-BTC quy định những hình thức bán trái phiếu Chính phủ bao gồm:
(1) Hình thức bán ngang mệnh giá
Áp dụng trong trường hợp trái phiếu phát hành liên tục trong năm hoặc từng đợt kéo dài, không xác định trước thời điểm dừng phát hành.
Theo hình thức này, số tiền người mua trái phiếu trả cho Kho bạc nhà nước đúng bằng mệnh giá trái phiếu. Ngày phát hành trái phiếu được tính là ngày Kho bạc nhà nước nhận tiền của người mua trái phiếu hoặc nhận giấy báo Có của Ngân hàng (trường hợp mua trái phiếu bằng chuyển khoản).
(2) Hình thức bán cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá
Áp dụng trong trường hợp trái phiếu phát hành theo từng đợt, thời gian phát hành mỗi đợt không quá 2 tháng, có xác định trước thời điểm phát hành và thời điểm kết thúc.
Các trái phiếu phát hành trong một đợt có cùng ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán.
Phương pháp xác định giá bán trái phiếu:
– Bán trái phiếu cao hơn mệnh giá
Áp dụng trong trường hợp ngày bán trái phiếu thực tế phát sinh sau ngày phát hành trái phiếu. Công thức tính giá bán trái phiếu như sau:
Trong đó:
G: Giá bán trái phiếu
MG: Mệnh giá trái phiếu
Ls: Lãi suất trái phiếu (%/năm)
n: Số ngày tính từ ngày phát hành đến ngày bán thực tế.
– Bán trái phiếu thấp hơn mệnh giá
Áp dụng trong trường hợp ngày bán trái phiếu thực tế phát sinh trước ngày phát hành trái phiếu. Công thức tính giá bán trái phiếu như sau:
Trong đó:
G: Giá bán trái phiếu
MG: Mệnh giá trái phiếu
Ls: Lãi suất trái phiếu (%/năm)
n: Số ngày tính từ ngày bán thực tế đến ngày phát hành.
Trường hợp ngày bán trái phiếu trùng với ngày phát hành thì số tiền người mua trái phiếu phải trả cho Kho bạc Nhà nước đúng bằng mệnh giá của trái phiếu.
Bộ Tài chính quy định cụ thể phương pháp xác định giá bán trái phiếu cho từng đợt phát hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?