Trách nhiệm của người hành nghề chứng khoán là gì? Những hành vi vào người hành nghề chứng khoán không được thực hiện?
Người hành nghề chứng khoán là ai?
Theo quy định tại khoản 47 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định về giải thích thuật ngữ chứng khoán như sau:
Giải thích từ ngữ
....
47. Người hành nghề chứng khoán là người được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán và làm việc tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam và chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam), công ty đầu tư chứng khoán.
Như vậy người hành nghề chứng khoán là người có 2 điều kiện sau:
- Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán
- Làm việc tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam và chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán.
Trách nhiệm của người hành nghề công chứng? (hình từ internet)
Những hành vi vào người hành nghề chứng khoán không được thực hiện?
Theo quy định tại Điều 98 Luật Chứng khoán 2019 quy định về các hành vi mà người hành nghề chứng khoán không được thực hiện như sau:
Trách nhiệm của người hành nghề chứng khoán
1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ được hành nghề chứng khoán với tư cách đại diện cho công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam hoặc công ty đầu tư chứng khoán.
2. Người hành nghề chứng khoán không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đồng thời làm việc cho từ 02 công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán trở lên;
b) Mở, quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán nơi mình không làm việc, trừ trường hợp công ty chứng khoán nơi mình đang làm việc không có nghiệp vụ môi giới chứng khoán;
c) Thực hiện hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán nơi mình đang làm việc.
3. Người hành nghề chứng khoán phải tham gia các khóa tập huấn về pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, hệ thống giao dịch, loại chứng khoán mới do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tổ chức.
4. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán chịu trách nhiệm về hoạt động nghiệp vụ của người hành nghề chứng khoán.
Như vậy, có 03 hành vi mà người hành nghề chứng khoán không được thực hiện là:
- Đồng thời làm việc cho từ 02 công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán trở lên;
- Mở, quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán nơi mình không làm việc, trừ trường hợp công ty chứng khoán nơi mình đang làm việc không có nghiệp vụ môi giới chứng khoán;
- Thực hiện hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán nơi mình đang làm việc.
Vì vậy, người hành nghề chứng khoán sẽ không được đồng thời làm việc cho 2 công ty chứng khoán.
Bên cạnh đó, người hành nghề chứng khoán phải tham gia các khóa tập huấn về pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, hệ thống giao dịch, loại chứng khoán mới do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tổ chức.
Người hành nghề chứng khoán vi phạm quy định thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của người hành nghề chứng khoán như sau:
Vi phạm quy định về hành nghề chứng khoán và về quản lý nhân viên, người hành nghề chứng khoán
…
3. Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với người hành nghề chứng khoán đồng thời làm việc cho tổ chức khác có quan hệ sở hữu với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán nơi mình làm việc.
Như vậy, người hành nghề chứng khoán sẽ bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng nếu đồng thời làm việc cho tổ chức khác có quan hệ sở hữu với công ty chứng khoán và thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?