Tổng thống Sri Lanka thăm cấp nhà nước dự Đại lễ Phật đản Vesak tại Việt Nam? Đại lễ Phật đản Vesak diễn ra bao lâu?
Đón tiếp Tổng thống Sri Lanka thăm cấp nhà nước Việt Nam dự Đại lễ Phật đản Vesak?
Tổng thống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake sẽ thăm cấp nhà nước đến Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Vesak 2025 từ ngày 4 - 6/5/2025.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, chuyến thăm cấp nhà nước Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Vesak được thực hiện theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
*Thông tin "Đón tiếp Tổng thống Sri Lanka thăm cấp nhà nước Việt Nam dự Đại lễ Phật đản Vesak" chỉ mang tính chất tham khảo
Tổng thống Sri Lanka thăm cấp nhà nước dự Đại lễ Phật đản Vesak tại Việt Nam? Đại lễ Phật đản Vesak diễn ra bao lâu? (Hình từ Internet)
Đại lễ Phật đản Vesak diễn ra bao lâu? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài được quy định thế nào?
Đại lễ Phật đản Vesak, còn gọi là lễ Tam hợp Đức Phật, là sự kiện quan trọng gắn liền với thân thế và sự nghiệp của Đức Phật Thích Ca. Đây là dịp tưởng niệm ba sự kiện lớn trong cuộc đời của Ngài: Đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết bàn, tất cả đều diễn ra trong tháng Vesak.
Đại lễ Phật đản Vesak 2025 được tổ chức từ ngày mùng 1 đến ngày 15 tháng 4 năm Ất Tỵ (nhằm từ ngày 28 4 đến ngày 12 5 2025). Trong đó, chính lễ Phật đản năm 2025 được cử hành vào:
- Ngày mùng 8 tháng 4 năm Ất Tỵ (nhằm 5 5 2025 Dương lịch)
- Ngày rằm tháng 4 năm Ất Tỵ (nhằm 12 5 2025 Dương lịch)
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài được quy định thế nào?
Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, như sau:
(1) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
(2) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
- Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
- Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
- Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
- Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
- Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(3) Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.
Thăm cấp nhà nước quy định mức độ lễ nghi như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Quy định 02-QĐi/TW năm 2018 về lễ tân đối ngoại Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành thì:
Giải thích một số từ ngữ áp dụng trong hoạt động đối ngoại đảng
...
- “Thăm cấp nhà nước”, “thăm chính thức”, “thăm làm việc” là các danh nghĩa được áp dụng để chỉ tính chất, mức độ của các chuyến thăm làm việc tại nước ngoài của các đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước ta và các chuyến thăm của lãnh đạo các nước đến Việt Nam trên cơ sở thỏa thuận giữa các cấp có thẩm quyền của hai nước; “thăm nội bộ” là chuyến thăm làm việc không đưa tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng (trường hợp đặc biệt cần đưa tin do Thường trực Ban Bí thư quyết định). “Thăm cá nhân” là chuyến thăm, tham quan, nghỉ dưỡng, khám, chữa bệnh v.v... với danh nghĩa cá nhân.
...
Theo đó, thăm cấp nhà nước là các danh nghĩa được áp dụng để chỉ tính chất, mức độ của các chuyến thăm làm việc tại nước ngoài của các đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước ta và các chuyến thăm của lãnh đạo các nước đến việt Nam trên cơ sở thỏa thuận giữa các cấp có thẩm quyền của hai nước.
Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định:
Giải thích từ ngữ
...
6. “Thăm cấp nhà nước”, “thăm chính thức”, “thăm làm việc”, “thăm nội bộ”,“thăm cá nhân” là danh nghĩa chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài, chỉ tính chất, mức độ của chuyến thăm:
a) “Thăm cấp nhà nước” là chuyến thăm được áp dụng mức độ nghi lễ nhà nước cao nhất dành cho: Nguyên thủ quốc gia nước khách đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền là khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nguyên thủ quốc gia nước khách là khách mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
...
Như vậy thăm cấp nhà nước là chuyến thăm được áp dụng mức độ nghi lễ nhà nước cao nhất dành cho:
- Nguyên thủ quốc gia nước khách đồng thời là người đứng đầu Đảng cầm quyền là khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nguyên thủ quốc gia nước khách là khách mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Lộ trình tuyến xe buýt tham dự Đại lễ Phật Đản Vesak tại TP.HCM ra sao? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Phật đản không?
- Hải Phòng cấm những tuyến phố nào để phục vụ Lễ hội Hoa phượng đỏ và Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Hải Phòng?
- Nhiệm vụ của hộ sinh hạng 2 là gì? Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của hộ sinh hạng 2?
- Nghị luận xã hội bàn về chủ đề: Để được sống hạnh phúc? Dàn ý? 2 Giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn?
- Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Lễ Phật Đản? Ngày Lễ Phật Đản năm 2025 rơi vào ngày mấy tháng mấy?