Tổng hợp 05 Nghị quyết sáp nhập tỉnh thành tại Việt Nam từ năm 1978 đến nay? Đề án sáp nhập tỉnh có lấy ý kiến người dân?

Tổng hợp 05 Nghị quyết sáp nhập tỉnh thành tại Việt Nam từ năm 1978 đến nay? Đề án sáp nhập tỉnh có lấy ý kiến người dân? Dự thảo nghị quyết sáp nhập tỉnh có trong hồ sơ thẩm tra đề án sáp nhập không?

Tổng hợp 05 Nghị quyết sáp nhập tỉnh thành tại Việt Nam từ năm 1978 đến nay?

05 Nghị quyết về chia tách, sáp nhập tỉnh thành tại Việt Nam từ năm 1978 đến nay bao gồm:

(1) Nghị quyết năm 1978 về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai do Quốc hội ban hành

- Sáp nhập một số huyện, thị xã, xã và thị trấn sau đây của tỉnh Hà Sơn Bình và tỉnh Vĩnh Phú vào thành phố Hà Nội;

- Chia tỉnh Cao Lạng thành hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

(2) Nghị quyết năm 1989 về việc phân vạch địa giới hành chính của các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh và Bình Trị Thiên do Quốc hội ban hành

- Chia tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh mới lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định;

- Chia tỉnh Phú Khánh thành 2 tỉnh mới lấy tên là tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa;

- Chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh mới lấy tên là tỉnh Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế.

(3) Nghị quyết năm 1991 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh;

- Chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai;

- Chia tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang;

- Chia tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum;

-.Chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh, lấy trên là tỉnh Hoà Bình và tỉnh Hà Tây;

-.Thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo và 3 huyện Long Đất, Châu Thành, Xuyên Mộc của tỉnh Đồng Nai.

(4) Nghị quyết 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc Hội ban hành

- Chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang;

- Chia tỉnh Đắk Lắk thành tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông;

- Chia tỉnh Lai Châu thành tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên;

(5) Nghị quyết 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan do Quốc hội ban hành

- Hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên là 219.341,11 ha và dân số hiện tại là 2.568.007 người của tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội.

- Chuyển toàn bộ huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc về thành phố Hà Nội, bao gồm diện tích tự nhiên là 14.164,53 ha và dân số hiện tại là 187.255 người.

- Chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số hiện tại của 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình về thành phố Hà Nội, bao gồm: 1.720,36 ha diện tích tự nhiên và dân số hiện tại là 4.495 người của xã Đông Xuân, 3.457,74 ha diện tích tự nhiên và dân số hiện tại là 6.606 người của xã Tiến Xuân, 2.073,06 ha diện tích tự nhiên và dân số hiện tại là 5.875 người của xã Yên Bình, 1.532,76 ha diện tích tự nhiên và dân số hiện tại là 3.278 người của xã Yên Trung.

Tổng hợp 05 Nghị quyết sáp nhập tỉnh thành tại Việt Nam từ năm 1978 đến nay? Đề án sáp nhập tỉnh có lấy ý kiến người dân?

Tổng hợp 05 Nghị quyết sáp nhập tỉnh thành tại Việt Nam từ năm 1978 đến nay? Đề án sáp nhập tỉnh có lấy ý kiến người dân? (hình từ internet)

Dự thảo nghị quyết sáp nhập tỉnh có trong hồ sơ thẩm tra đề án sáp nhập không?

Theo quy định tại Điều 133 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:

Thẩm tra đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Ủy ban pháp luật của Quốc hội thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh để báo cáo Quốc hội; thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Hồ sơ thẩm tra gồm có:
a) Tờ trình về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
b) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
c) Báo cáo đánh giá tác động của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
d) Báo cáo tổng hợp ý kiến của cử tri, của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
đ) Dự thảo nghị quyết thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.

Như vậy, dự thảo nghị quyết sáp nhập tỉnh là một trong những hồ sơ thẩm tra Đề án sáp nhập tỉnh của Chính phủ.

Đề án sáp nhập tỉnh có lấy ý kiến người dân?

Theo khoản 2 Điều 110 Hiến pháp 2013 quy định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định.

Đề án sáp nhập tỉnh có phải lấy ý kiến người dân không theo quy định tại Điều 131 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:

Lấy ý kiến Nhân dân địa phương về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến của Nhân dân là cử tri ở đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Việc lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo hình thức phát phiếu lấy ý kiến cử tri.
2. Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và thực hiện các công việc sau đây:
a) Quyết định thời gian lấy ý kiến, mẫu phiếu lấy ý kiến và các tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lấy ý kiến cử tri; chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung lấy ý kiến;
c) Bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến cử tri;
d) Công khai kết quả lấy ý kiến cử tri trên trang thông tin điện tử của Chính phủ.
...

Như vậy, đề án sáp nhập địa giới đơn vị hành chính (trong đó có đơn vị hành chính cấp tỉnh) phải được lấy ý kiến của Nhân dân là cử tri ở đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc sáp nhập địa giới đơn vị hành chính.

Việc lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo hình thức phát phiếu lấy ý kiến cử tri.

Sáp nhập đơn vị hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Diện tích dân số 63 tỉnh thành Việt Nam? Danh sách các tỉnh, thành diện tích dưới 5000 km2, quy mô dân số thấp?
Pháp luật
Giữ nguyên lương, phụ cấp của cán bộ công chức sau sáp nhập đơn vị hành chính trong trường hợp nào theo Nghị định 178?
Pháp luật
Việc sáp nhập đơn vị hành chính theo mô hình địa phương 02 cấp nhằm mục tiêu gì trong quá trình tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định tên gọi đơn vị hành chính 02 cấp sau sáp nhập? Thẩm quyền quyết định sáp nhập cấp tỉnh cấp xã?
Pháp luật
Toàn văn Kế hoạch 47-KH/BCĐ 2025 sáp nhập đơn vị hành chính và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp?
Pháp luật
Kế hoạch 47 KH BCĐ về chi tiết lộ trình sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã năm 2025 ra sao?
Pháp luật
Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã theo điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cần phải đảm bảo điều gì?
Pháp luật
Thủ tục đổi tên đơn vị hành chính năm 2025? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định sáp nhập đơn vị hành chính?
Pháp luật
Trình tự sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Khi sáp nhập các đơn vị hành chính cùng cấp, tổ chức chính quyền địa phương thế nào theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập đơn vị hành chính
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
403 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào