Tổng cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức trực thuộc cơ quan nào và có những chức năng gì theo quy định?
Tổng cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức trực thuộc cơ quan nào và có những chức năng gì theo quy định?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 35/2018/QĐ-TTg quy định về vị trí và chức năng của Tổng cục Đường bộ Việt Nam như sau:
Vị trí và chức năng
Tổng cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định thì Tổng cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải những công việc sau đây:
(1) Quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước;
(2) Tổ chức thực hiện các dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức trực thuộc cơ quan nào và có những chức năng gì theo quy định? (Hình từ Internet)
Tổng cục Đường bộ Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc quản lý đường bộ cao tốc?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Quyết định 35/2018/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Về quản lý đường bộ cao tốc:
a) Tổ chức xây dựng trình Bộ trưởng hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách về quản lý, khai thác và bảo trì đường bộ cao tốc;
b) Tổ chức vận hành hệ thống quản lý giám sát giao thông; tổ chức quản lý, khai thác, bảo trì, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng các tuyến đường bộ cao tốc được giao; hướng dẫn việc quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc trong phạm vi cả nước;
c) Huy động các nguồn vốn đầu tư, tổ chức quản lý các dự án đầu tư xây dựng; kiểm tra, giám sát thực hiện các hợp đồng quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ cao tốc theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
7. Về quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (trừ phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh):
a) Xây dựng trình Bộ trưởng quy định việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, gia hạn và thu hồi giấy phép lái xe cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; quy định việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông; hướng dẫn tổ chức thực hiện;
...
Như vậy, trong việc quản lý đường bộ cao tốc thì Tổng cục Đường bộ Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Tổ chức xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách về quản lý, khai thác và bảo trì đường bộ cao tốc;
(2) Tổ chức vận hành hệ thống quản lý giám sát giao thông;
Tổ chức quản lý, khai thác, bảo trì, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng các tuyến đường bộ cao tốc được giao;
Hướng dẫn việc quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc trong phạm vi cả nước;
(3) Huy động các nguồn vốn đầu tư, tổ chức quản lý các dự án đầu tư xây dựng;
Kiểm tra, giám sát thực hiện các hợp đồng quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ cao tốc theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam do ai quyết định bổ nhiệm?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quyết định 35/2018/QĐ-TTg quy định về lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam như sau:
Lãnh đạo Tổng cục
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam có Tổng Cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng Cục trưởng.
Tổng Cục trưởng và các Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật.
2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục. Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
3. Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Như vậy, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?