Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có thể thanh toán giao dịch chứng khoán với thành viên bù trừ bằng tiền mặt hay không?
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có thể thanh toán giao dịch chứng khoán với thành viên bù trừ bằng tiền mặt hay không?
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bảo đảm khả năng bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh thông qua cơ chế nào?
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền đóng toàn bộ vị thế đứng tên thành viên bù trừ không nộp bổ sung ký quỹ đầy đủ hay không?
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có thể thanh toán giao dịch chứng khoán với thành viên bù trừ bằng tiền mặt hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 32 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định về việc thanh toán giao dịch chứng khoán giữa Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam với thành viên bù trừ như sau:
Nguyên tắc bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
...
2. Việc thanh toán, quyết toán giao dịch chứng khoán phái sinh bằng tiền giữa Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và các thành viên bù trừ được thực hiện dưới hình thức chuyển khoản thông qua ngân hàng thanh toán theo quy định của pháp luật. Việc chuyển giao tài sản cơ sở là chứng khoán giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán được thực hiện trên hệ thống tài khoản lưu ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Theo quy định nêu trên thì việc thanh toán, quyết toán giao dịch chứng khoán phái sinh bằng tiền giữa Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và các thành viên bù trừ được thực hiện dưới hình thức chuyển khoản thông qua ngân hàng thanh toán theo quy định của pháp luật.
Việc chuyển giao tài sản cơ sở là chứng khoán giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán được thực hiện trên hệ thống tài khoản lưu ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Thanh toán giao dịch chứng khoán (Hình từ Internet)
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bảo đảm khả năng bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh thông qua cơ chế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh như sau:
Nguyên tắc bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bảo đảm khả năng bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ thông qua cơ chế phòng ngừa rủi ro quy định tại Điều 35 Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
...
Dẫn chiếu Điều 35 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định về cơ chế phòng ngừa rủi ro tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam như sau:
Cơ chế phòng ngừa rủi ro tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được áp dụng các biện pháp sau để phòng ngừa rủi ro cho hệ thống thanh toán và bảo vệ nhà đầu tư:
a) Xác định và điều chỉnh các mức ký quỹ quy định;
b) Yêu cầu thành viên bù trừ đóng góp vào quỹ bù trừ;
c) Xác định và điều chỉnh giới hạn vị thế áp dụng cho thành viên bù trừ, nhà đầu tư;
d) Đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế mở của nhà đầu tư, thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán;
đ) Sử dụng quỹ bù trừ và thực hiện các biện pháp khác theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định này.
2. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa rủi ro sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Như vậy,Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bảo đảm khả năng bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ thông các biện pháp sau:
- Xác định và điều chỉnh các mức ký quỹ quy định;
- Yêu cầu thành viên bù trừ đóng góp vào quỹ bù trừ;
- Xác định và điều chỉnh giới hạn vị thế áp dụng cho thành viên bù trừ, nhà đầu tư;
- Đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế mở của nhà đầu tư, thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán;
- Sử dụng quỹ bù trừ và thực hiện các biện pháp khác theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 158/2020/NĐ-CP.
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền đóng toàn bộ vị thế đứng tên thành viên bù trừ không nộp bổ sung ký quỹ đầy đủ hay không?
Căn cứ Điều 33 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định về việc quản lý tài khoản, tài sản ký quỹ của thành viên bù trừ như sau:
Quản lý tài khoản, tài sản ký quỹ của thành viên bù trừ
1. Thành viên bù trừ phải ký quỹ đầy đủ và kịp thời trên tài khoản đứng tên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Tài sản ký quỹ của thành viên bù trừ bao gồm tiền, chứng khoán và tài sản khác đủ điều kiện ký quỹ theo quy định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
2. Việc ký quỹ của thành viên bù trừ được thực hiện đối với tất cả các vị thế mở đứng tên thành viên bù trừ, bao gồm vị thế mở của chính thành viên bù trừ và vị thế mở của nhà đầu tư theo nguyên tắc sau:
a) Mức ký quỹ được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tính toán cho vị thế mở trên từng tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư, thành viên bù trừ để xác định mức ký quỹ yêu cầu đối với từng tài khoản nhà đầu tư của thành viên bù trừ;
b) Tài sản của nhà đầu tư ký quỹ với thành viên bù trừ theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 34 Nghị định này được thành viên bù trừ sử dụng để ký quỹ cho vị thế của chính nhà đầu tư đó, không được sử dụng để ký quỹ cho nhà đầu tư khác hoặc cho vị thế của chính thành viên bù trừ.
3. Hàng ngày và trong các phiên giao dịch có giá chứng khoán biến động mạnh, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định mức ký quỹ yêu cầu trên từng tài khoản của nhà đầu tư và tài khoản của thành viên bù trừ, xác định tổng giá trị tài sản ký quỹ yêu cầu mà thành viên bù trừ phải ký quỹ và giá trị tài sản ký quỹ bổ sung của thành viên bù trừ (nếu có).
4. Thành viên bù trừ có trách nhiệm bổ sung ký quỹ hoặc đóng một phần hoặc đóng toàn bộ vị thế theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Trường hợp thành viên bù trừ không bổ sung đầy đủ, kịp thời, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế đứng tên thành viên bù trừ, bao gồm vị thế của chính thành viên bù trừ và vị thế của nhà đầu tư không nộp bổ sung ký quỹ đầy đủ, kịp thời.
5. Trường hợp giá trị tài sản ký quỹ của nhà đầu tư, thành viên bù trừ lớn hơn mức ký quỹ theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên bù trừ được rút bớt tài sản ký quỹ theo hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
6. Loại ký quỹ, phương pháp xác định mức ký quỹ, phương thức ký quỹ, thời hạn ký quỹ, bổ sung ký quỹ, chuyển giao tài sản ký quỹ, phương thức định giá tài sản ký quỹ, xác định lãi lỗ vị thế, hoạt động quản lý tài khoản và tài sản ký quỹ của thành viên bù trừ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Từ quy đinh trên thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế đứng tên thành viên bù trừ, bao gồm vị thế của chính thành viên bù trừ và vị thế của nhà đầu tư không nộp bổ sung ký quỹ đầy đủ, kịp thời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?