Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bị giải thể trong trường hợp nào? Ai quyết định việc giải thể này?
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bị giải thể trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 70 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định về giải thể Tổng công ty Đường sắt Việt Nam như sau:
Giải thể Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
1. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bị giải thể trong các trường hợp sau:
a) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản;
b) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không thực hiện được các nhiệm vụ do chủ sở hữu quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;
c) Việc tiếp tục duy trì Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là không cần thiết.
...
Theo quy định trên, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bị giải thể trong các trường hợp sau:
- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản;
- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không thực hiện được các nhiệm vụ do chủ sở hữu quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;
- Việc tiếp tục duy trì Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là không cần thiết.
Giải thể Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Hình từ Internet)
Việc giải thể Tổng công ty Đường sắt Việt Nam do ai quyết định?
Theo khoản 3 Điều 70 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định về giải thể Tổng công ty Đường sắt Việt Nam như sau:
Giải thể Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
...
2. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện việc giải thể theo trình tự, thủ tục giải thể do pháp luật quy định.
3. Việc giải thể Tổng công ty Đường sắt Việt Nam do chủ sở hữu quyết định theo quy định pháp luật.
Theo đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện việc giải thể theo trình tự, thủ tục giải thể do pháp luật quy định.
Việc giải thể Tổng công ty Đường sắt Việt Nam do chủ sở hữu quyết định theo quy định pháp luật.
Theo Điều 6 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định về chủ sở hữu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam như sau:
Chủ sở hữu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
Nhà nước là chủ sở hữu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Bộ Giao thông vận tải được phân công thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Nhà nước quyết định giải thể Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thuộc diện giải thể mà không tiến hành các thủ tục giải thể thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 39 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nghĩa vụ, trách nhiệm của thành viên Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ pháp luật, Điều lệ này, quyết định của chủ sở hữu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;
b) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và chủ sở hữu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;
c) Trung thành với lợi ích của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và chủ sở hữu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và lợi dụng chức vụ, quyền hạn quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để thu lợi riêng cho bản thân hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Không được đem tài sản của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho người khác; không tiết lộ bí mật của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong thời gian đang thực hiện chức trách là thành viên Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc và trong thời hạn tối thiểu là 03 năm sau khi thôi làm thành viên Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp được Hội đồng thành viên chấp thuận;
...
8. Trường hợp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thuộc diện tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu mà không tiến hành các thủ tục tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, các thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc bị miễn nhiệm.
Theo quy định trên, trường hợp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thuộc diện giải thể mà không tiến hành các thủ tục giải thể thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, các thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc bị miễn nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?