Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thực hiện bán vốn nhà nước theo nguyên tắc gì? Thông qua các hình thức nào?
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thực hiện bán vốn theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 12 Nghị định 151/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 147/2017/NĐ-CP) quy định về nguyên tắc bán vốn nhà nước như sau:
Nguyên tắc bán vốn nhà nước
1. Theo đúng tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định và Kế hoạch bán vốn được Hội đồng thành viên ban hành.
2. Bảo toàn, phát triển giá trị vốn nhà nước đã giao cho Tổng công ty.
3. Đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp với quy định của pháp luật, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển.
4. Việc xác định giá khởi điểm khi bán phần vốn nhà nước phải bảo đảm phản ánh đầy đủ giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả giá trị được tạo bởi giá trị quyền sử dụng đất giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai, giá trị các quyền sở hữu trí tuệ và tài sản vô hình khác (nếu có) của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bán vốn.
Theo đó, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thực hiện bán vốn theo nguyên tắc như sau:
- Theo đúng tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định và Kế hoạch bán vốn được Hội đồng thành viên ban hành.
- Bảo toàn, phát triển giá trị vốn nhà nước đã giao cho Tổng công ty.
- Đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp với quy định của pháp luật, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển.
- Việc xác định giá khởi điểm khi bán phần vốn nhà nước phải bảo đảm phản ánh đầy đủ giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả giá trị được tạo bởi giá trị quyền sử dụng đất giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai, giá trị các quyền sở hữu trí tuệ và tài sản vô hình khác (nếu có) của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bán vốn.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (Hình từ Internet)
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thực hiện bán vốn theo các hình thức nào?
Theo Điều 13 Nghị định 151/2013/NĐ-CP quy định về hình thức bán vốn nhà nước như sau:
Hình thức bán vốn nhà nước
Tổng công ty áp dụng các hình thức bán vốn nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ của Tổng công ty, gồm:
1. Các phương thức giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán.
2. Đấu giá công khai.
3. Chào bán cạnh tranh.
4. Bán thỏa thuận theo quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 14 Nghị định này.
5. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước áp dụng các hình thức bán vốn nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ của Tổng công ty, gồm:
- Các phương thức giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán.
- Đấu giá công khai.
- Chào bán cạnh tranh.
- Bán thỏa thuận theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 14 Nghị định 151/2013/NĐ-CP
- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Ai có quyền quyết định việc thực hiện bán vốn nhà nước?
Theo Điều 15 Nghị định 151/2013/NĐ-CP quy định về hình thức bán vốn nhà nước như sau:
Thẩm quyền quyết định bán vốn nhà nước
1. Tổng công ty được quyền chủ động bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phân loại doanh nghiệp và danh mục các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ.
2. Đối với việc bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước giữ cổ phần chi phối:
a) Trường hợp bán bớt nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ cổ phần trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì Tổng công ty xem xét, quyết định;
b) Trường hợp cần bán vốn dẫn đến không đảm bảo tỷ lệ cổ phần trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp, Tổng công ty báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi thực hiện.
3. Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành và Nghị định này, Hội đồng thành viên Tổng công ty ban hành Quy chế bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do Tổng công ty quản lý.
Theo đó, Tổng công ty được quyền chủ động bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phân loại doanh nghiệp và danh mục các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ.
Đối với việc bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước giữ cổ phần chi phối:
+ Trường hợp bán bớt nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ cổ phần trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì Tổng công ty xem xét, quyết định;
+ Trường hợp cần bán vốn dẫn đến không đảm bảo tỷ lệ cổ phần trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp, Tổng công ty báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi thực hiện.
Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành và Nghị định này, Hội đồng thành viên Tổng công ty ban hành Quy chế bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do Tổng công ty quản lý.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm của thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là gì? Thí sinh vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 bị xử lý bằng những hình thức nào?
- Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu và kết thúc khi nào? Kéo dài bao lâu? Tóm tắt 3 đợt tấn công của chiến dịch Điện Biên Phủ?
- Hộ gia đình ở đô thị có phát sinh chất thải sinh hoạt số lượng lớn có chịu phí môn bài cao hơn?
- Cục Bảo trợ xã hội hiện nay thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 14 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay sau khi sáp nhập Bộ?
- Việc sáp nhập đơn vị hành chính có liên quan gì đến phát triển kinh tế - xã hội không? Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?