Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng được quy định như thế nào? Người che giấu tội phạm đối với tội này sẽ bị xử lý như thế nào?
- Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng được quy định như thế nào?
- Người che giấu tội phạm đối với tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý như thế nào?
- Người không tố giác tội phạm đối với tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý như thế nào?
Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 221 Bộ luật Hình sự 2015, điểm đ khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, được bổ sung bởi điểm k khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng như sau:
Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán;
b) Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;
c) Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;
d) Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật kế toán;
...
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, chủ thể của tội phạm tại Điều 221 nêu trên là người có chức vụ, quyền hạn thực hiện công việc kế toán và đủ năng lực trách nhiệm hình sự, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp thường anh nhé.
Miễn là người có chức vụ, quyền hạn với lỗi cố ý trực tiếp lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi xâm phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này với các mức hình phạt tương ứng được quy định tại Điều 221 nêu trên.
Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng
(Hình từ Internet)
Người che giấu tội phạm đối với tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 137 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội che giấu tội phạm như sau:
Tội che giấu tội phạm
...
1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
...
c) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;
d) Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224;
...
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về che giấu tội phạm như sau:
Che giấu tội phạm
...
2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
Theo đó, người che giấu tội phạm đối với tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng thuộc vào khoản 2, khoản 3 Điều 221 nêu trên mà không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 18 trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung hình phạt được quy định tại Điều 389 nêu trên.
Người không tố giác tội phạm đối với tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 138 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội không tố giác tội phạm như sau:
Tội không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về không tố giác tội phạm như sau:
Không tố giác tội phạm
...
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
Theo đó, người không tố giác tội phạm đối với tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng thuộc vào khoản 2, khoản 3 Điều 221 nêu trên mà không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung hình phạt được quy định tại Điều 390 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?