Sáp nhập tỉnh: Thực hiện mô hình địa phương 2 cấp nhằm bảo đảm yêu cầu thế nào theo Kết luận 127?
Sáp nhập tỉnh: Thực hiện mô hình địa phương 2 cấp nhằm bảo đảm yêu cầu thế nào theo Kết luận 127?
Để bảo đảm thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Kết luận 121-KL/TW năm 2025, ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII và Kết luận 126-KL/TW năm 2025, ngày 14/02/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung thực hiện tốt các nội dung sau:
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 1 Kết luận 127-KL/TW năm 2025 có hướng dẫn về mục tiêu, yêu cầu như sau:
I- MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Bảo đảm các nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu theo các kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết 18.
2. Nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Việc nghiên cứu phải tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, sát đúng với tình hình thực tiễn; khắc phục triệt để chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực, tổ chức trung gian cồng kềnh; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
3. Xác định quyết tâm chính trị cao nhất, triển khai thực hiện theo phương châm "vừa chạy vừa xếp hàng" để hoàn thành công việc với khối lượng rất lớn, đòi hỏi cao về chất lượng, tiến độ để trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào trung tuần tháng 4/2025.
...
Như vậy, tại Kết luận 127-KL/TW năm 2025, sẽ thực hiện nghiên cứu định hướng sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) nhằm bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu cần phải được tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, sát đúng với tình hình thực tiễn; khắc phục triệt để chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực, tổ chức trung gian cồng kềnh; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Sáp nhập tỉnh: Thực hiện mô hình địa phương 2 cấp nhằm bảo đảm yêu cầu thế nào theo Kết luận 127? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền xây dựng đề án sáp nhập tỉnh trình Quốc hội?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định về thẩm quyền xây dựng đề án sáp nhập tỉnh như sau:
Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
a) Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
b) Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
c) Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
d) Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
...
Như vậy, Chính phủ sẽ là cơ quan có thẩm quyền tổ chức xây dựng đề án sáp nhập tỉnh trình Quốc hội theo quy định.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Sáp nhập tỉnh cần quan tâm bố trí sử dụng đối với cán bộ nào theo Công văn 7968?
Theo đó, một trong những nguyên tắc khi sắp xếp cán bộ công chức viên chức được nêu tại Phần II Công văn 7968/BNV-CCVC năm 2024 như sau:
II. NGUYÊN TẮC
...
2. Việc sắp xếp, bố trí cán bộ phải được thực hiện nghiêm túc, thận trọng, khoa học, chặt chẽ; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, có nguyên tắc, tiêu chí cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của đội ngũ CBCCVC và yêu cầu nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương; trong đó quan tâm bố trí sử dụng đối với cán bộ có năng lực nổi trội, có trách nhiệm, tâm huyết với công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
3. Gắn việc bố trí, sắp xếp nhân sự với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ CBCCVC trên cơ sở yêu cầu của vị trí việc làm tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mới để thực hiện việc bố trí, sắp xếp nhân sự, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ.
4. Việc lựa chọn, sắp xếp, bố trí CBCCVC lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào năng lực, sở trường, uy tín, kinh nghiệm công tác, kết quả sản phẩm công việc cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mới, nhất là đối với người đứng đầu. Đồng thời, phải bảo đảm tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng, của pháp luật, gắn với cơ cấu và quy hoạch cấp ủy để chuẩn bị tốt cho công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
...
Như vậy, theo nguyên tắc thì việc sáp nhập tỉnh cần quan tâm bố trí sử dụng đối với cán bộ có năng lực nổi trội, có trách nhiệm, tâm huyết với công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Lưu ý: Việc lựa chọn, sắp xếp, bố trí CBCCVC lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào năng lực, sở trường, uy tín, kinh nghiệm công tác, kết quả sản phẩm công việc cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mới, nhất là đối với người đứng đầu.
Bên cạnh đó, phải bảo đảm tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng, của pháp luật, gắn với cơ cấu và quy hoạch cấp ủy để chuẩn bị tốt cho công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam được hiểu như thế nào? Thẩm quyền kiểm tra ra sao? Trách nhiệm gồm những gì?
- Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc của em về cảnh vật quê hương hay nhất? Dàn ý chi tiết thế nào?
- Xe tải nội bộ công ty có cần đổi từ biển số xe nền màu trắng sang biển số xe nền màu vàng hay không?
- Điều 198 Bộ luật Hình sự về tội lừa dối khách hàng có thể bị phạt tiền lên đến 500 triệu khi nào?
- Tên giao dịch quốc tế của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được quy định như thế nào?