Tòa gia đình và người chưa thành niên có nằm trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp huyện không?
- Tòa gia đình và người chưa thành niên có nằm trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp huyện không?
- Việc tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Tòa án nhân dân cấp huyện cần có điều kiện thế nào?
- Ai có thẩm quyền xem xét, quyết định giải thể Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Tòa án nhân dân cấp huyện?
Tòa gia đình và người chưa thành niên có nằm trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp huyện không?
Theo khoản 1 Điều 45 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện) như sau:
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.
2. Bộ máy giúp việc.
3. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động.
Theo quy định Tòa án nhân dân cấp huyện có thể có Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Lưu ý:
- Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Việc tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Tòa án nhân dân cấp huyện cần có điều kiện thế nào?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-CA quy định về điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
Điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách
1. Việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương phải đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Số lượng vụ việc mà Tòa án thụ lý, giải quyết thuộc thẩm quyền của Tòa chuyên trách theo quy định tại Điều 3 Thông tư này phải từ 50 vụ/năm trở lên.
b) Có biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án đáp ứng được yêu cầu tổ chức Tòa chuyên trách.
2. Trường hợp tại Tòa án không đáp ứng đủ điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách quy định tại khoản 1 Điều này thì không tổ chức Tòa chuyên trách nhưng phải bố trí Thẩm phán chuyên trách để giải quyết.
Theo quy định việc tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Tòa án nhân dân cấp huyện phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Số lượng vụ việc mà Tòa án thụ lý, giải quyết thuộc thẩm quyền của Tòa chuyên trách theo quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-CA phải từ 50 vụ/năm trở lên.
- Có biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án đáp ứng được yêu cầu tổ chức Tòa chuyên trách.
Tòa gia đình và người chưa thành niên có nằm trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp huyện không? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền xem xét, quyết định giải thể Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Tòa án nhân dân cấp huyện?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-CA quy định về thẩm quyền xem xét, quyết định giải thể Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
Giải thể Tòa chuyên trách
1. Các Tòa chuyên trách không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 2 Thông tư này thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định giải thể.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo và đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét giải thể các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
3. Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét việc giải thể Tòa chuyên trách thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chánh tòa, Phó Chánh tòa tại Tòa chuyên trách bị giải thể bị miễn nhiệm chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa nhưng có thể được bổ nhiệm giữ chức vụ khác tương đương hoặc được bảo lưu các chế độ theo quy định của pháp luật.
Theo quy định thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xem xét, quyết định giải thể Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Tòa án nhân dân cấp huyện.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay đổi cách thi tốt nghiệp THPT Quốc gia ra sao? Những lưu ý về môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia học sinh cần nắm?
- Ngành công nghiệp sản xuất bia và đồ uống không cồn là gì? Định mức sử dụng năng lượng sản xuất bia và đồ uống không cồn?
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Học sinh thuộc trường hợp nào sẽ được tuyển thẳng vào lớp 10? Công tác chấm thi tuyển sinh cho học sinh lớp 10 được thực hiện như thế nào?
- Thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động năm 2025 tại cấp tỉnh?