Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có được độc lập khảo sát về chất lượng sản phẩm không?
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có được độc lập khảo sát về chất lượng sản phẩm không?
- Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền tại địa phương?
- Quyền của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định như thế nào?
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có được độc lập khảo sát về chất lượng sản phẩm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 về hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:
Hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm:
a) Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;
b) Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh;
c) Tham gia góp ý xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
d) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan;
đ) Tham gia hỗ trợ thương lượng, hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu;
e) Độc lập khảo sát, thử nghiệm, công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm do mình thực hiện về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật; phản ánh, đánh giá mức độ tin cậy của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
g) Đại diện cho người tiêu dùng thực hiện khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi có yêu cầu và ủy quyền theo quy định của pháp luật;
h) Tự mình khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng khi đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
i) Tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức và kiến thức tiêu dùng cho người tiêu dùng.
...
Như vậy, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được phép độc lập khảo sát về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật và được công bố kết quả về khảo sát do mình thực hiện.
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có được độc lập khảo sát về chất lượng sản phẩm không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền tại địa phương?
Theo khoản 6 Điều 75 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 về trách nhiệm của Bộ Công thương như sau:
Trách nhiệm của Bộ Công Thương
...
6. Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
...
Dẫn chiếu đến điểm a khoản 1 Điều 77 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 9, 10 và 11 Điều 75 của Luật này theo thẩm quyền tại địa phương; phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 4 Điều 75 của Luật này;
b) Ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tiếp nhận, giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng tại địa phương;
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có trách nhiệm quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền tại địa phương.
Quyền của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định như thế nào?
Quyền của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định tại Điều 51 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 như sau:
(1) Tham gia các hoạt động kiểm tra liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(2) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong hoạt động tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
(3) Được cơ quan quản lý nhà nước thông báo kết quả tiếp nhận, xử lý, bảo mật thông tin do mình cung cấp, kiến nghị.
(4) Được đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
(5) Gia nhập các tổ chức quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về hội và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(6) Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện, giám định xã hội và các hoạt động khác liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?