Tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng có cần chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không?
- Tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng có cần chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không?
- Tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng cho tổ chức khác sử dụng chứng chỉ năng lực thì có bị thu hồi chứng chỉ không?
- Quy chế hoạt động của hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng gồm nội dung gì?
Tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng có cần chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 94 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức như sau:
Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức
1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
a) Khảo sát xây dựng;
b) Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
d) Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
đ) Thi công xây dựng công trình;
e) Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
g) Kiểm định xây dựng;
h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực), trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định tại Phụ lục VIII Nghị định này.
3. Tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Nghị định này khi tham gia các công việc sau:
...
Theo đó, tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng khi hoạt động xây dựng thì cần phải chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định.
Tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng có cần chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không? (Hình từ Internet)
Tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng cho tổ chức khác sử dụng chứng chỉ năng lực thì có bị thu hồi chứng chỉ không?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 95 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như sau:
Cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
...
2. Chứng chỉ năng lực bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực chấm dứt hoạt động xây dựng, giải thể hoặc phá sản;
b) Không còn đáp ứng đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng đối với lĩnh vực được cấp chứng chỉ theo quy định;
c) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ năng lực;
d) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng chứng chỉ năng lực;
đ) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ năng lực;
e) Chứng chỉ năng lực được cấp không đúng thẩm quyền;
g) Chứng chỉ năng lực bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực;
h) Chứng chỉ năng lực được cấp khi không đủ điều kiện năng lực theo quy định;
i) Khi cơ quan có thẩm quyền kiến nghị thu hồi chứng chỉ năng lực.
3. Tổ chức chỉ được đề nghị cấp chứng chỉ năng lực sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực đối với trường hợp bị thu hồi chứng chỉ năng lực theo quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này; sau thời hạn thu hồi theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp bị thu hồi chứng chỉ năng lực theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều này. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực như trường hợp cấp chứng chỉ năng lực quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng cho tổ chức khác sử dụng chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng thì sẽ bị thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đã được cấp.
Quy chế hoạt động của hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng gồm nội dung gì?
Căn cứ theo điểm khoản 6 Điều 97 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như sau:
Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
...
c) Các ủy viên tham gia hội đồng là các công chức, viên chức của cơ quan này, các chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực trong trường hợp cần thiết.
4. Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực do tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập bao gồm:
a) Chủ tịch hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu của tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
b) Ủy viên thường trực, Thư ký Hội đồng là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
c) Các ủy viên tham gia hội đồng là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực, các chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực trong trường hợp cần thiết.
5. Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, theo Quy chế do Chủ tịch hội đồng quyết định ban hành.
6. Quy chế hoạt động của Hội đồng bao gồm các nội dung về nguyên tắc làm việc; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng và từng thành viên Hội đồng; quy định của Hội đồng về việc đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức; kinh phí hoạt động của Hội đồng.
Theo đó, đối với quy chế hoạt động của hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng gồm những nội dung sau đây:
+Các nội dung về nguyên tắc làm việc;
+ Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng và từng thành viên Hội đồng;
+ Quy định của Hội đồng về việc đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức;
+ Kinh phí hoạt động của Hội đồng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cả nước có 34 tỉnh thành, giảm 60-70% số lượng cấp xã sau sáp nhập 2025 theo Nghị quyết 60?
- Tư vấn nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là hoạt động gì? Nội dung tư vấn bao gồm những gì?
- Phim nóng là gì? Xem phim nóng có vi phạm pháp luật không? Tự đăng phim nóng của mình lên mạng xã hội bị phạt bao nhiêu tiền?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 20 4 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 20 4 2025?
- Thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra được hiểu thế nào? 9 trường hợp cơ quan nhà nước không trực tiếp cung cấp thông tin?