Tổ chức trọng tài nước ngoài được mở văn phòng đại diện tại Việt Nam khi đáp ứng điều kiện gì?
- Tổ chức trọng tài nước ngoài được mở văn phòng đại diện tại Việt Nam khi đáp ứng điều kiện gì?
- Việc đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định nào?
- Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có quyền và nghĩa vụ gì?
Tổ chức trọng tài nước ngoài được mở văn phòng đại diện tại Việt Nam khi đáp ứng điều kiện gì?
Tại Điều 74 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
Hình thức hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Tổ chức trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
1. Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Chi nhánh);
2. Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Văn phòng đại diện).
Theo quy định này thì Tổ chức trọng tài nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới hai hình thức là Chi nhánh và Văn phòng đại diện.
Đồng thời tại Điều 73 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
Điều kiện hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Tổ chức trọng tài nước ngoài đã được thành lập và đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật này.
Như vậy, Tổ chức trọng tài nước ngoài được mở văn phòng đại diện tại Việt Nam khi đáp ứng điều kiện sau:
- Tổ chức trọng tài nước ngoài đã được thành lập và đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài;
- Tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Trọng tài thương mại hiện hành.
Tổ chức trọng tài nước ngoài được mở văn phòng đại diện tại Việt Nam khi đáp ứng điều kiện gì? (hình từ Internet)
Việc đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định nào?
Căn cứ Điều 79 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
Hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Việc thành lập, đăng ký, hoạt động và chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục thành lập, đăng ký và chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, Việc đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục thành lập, đăng ký và chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có quyền và nghĩa vụ gì?
Tại Điều 78 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
1. Tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động trọng tài của tổ chức mình tại Việt Nam.
2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
5. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
7. Không được thực hiện hoạt động trọng tài tại Việt Nam.
8. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá hoạt động trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
9. Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện.
10. Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Văn phòng đại diện với Sở Tư pháp nơi Văn phòng đại diện đăng ký hoạt động.
Chiếu theo quy định trên thì Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có quyền và nghĩa vụ sau:
- Tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động trọng tài của tổ chức mình tại Việt Nam.
- Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
- Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
- Không được thực hiện hoạt động trọng tài tại Việt Nam.
- Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá hoạt động trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện.
- Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Văn phòng đại diện với Sở Tư pháp nơi Văn phòng đại diện đăng ký hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
- Hồ sơ thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam ra sao?
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?