Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam cấp Trung Ương từ ngày 20/11/2024 như thế nào?
- Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam cấp Trung Ương từ ngày 20/11/2024 như thế nào?
- Hồ sơ thủ tục thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam gồm những gì?
- Từ ngày 20/11/2024, cơ sở vật chất, thiết bị của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam cấp Trung Ương từ ngày 20/11/2024 như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục I Phần II Quyết định 3278/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định về trình tự, cách thức thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam từ ngày 20/11/2024 ở trung ương như sau:
(1) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam gửi hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan. Cơ quan, đơn vị, địa phương được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài theo Mẫu số 19 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP. Trường hợp không cho phép thành lập, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, thư điện tử cho tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài để biết và bổ sung hồ sơ.
(2) Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam từ ngày 20/11/2024 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Hồ sơ thủ tục thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam gồm những gì?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục I Phần II Quyết định 3278/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định về thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam từ ngày 20/11/2024 ở trung ương như sau:
(1) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện theo Mẫu số 18 tại Phụ lục Nghị định 86/2018/NĐ-CP ;
- Văn bản chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Điều lệ hoạt động của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài;
- Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền;
- Báo cáo tóm tắt sự hình thành và phát triển của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài;
- Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;
- Văn bản giới thiệu nhân sự làm Trưởng văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và lý lịch cá nhân của người được giới thiệu.
- Văn bản xác nhận do cơ quan nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
(2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
(3) Thời hạn giải quyết:
25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
Từ ngày 20/11/2024, cơ sở vật chất, thiết bị của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?
Căn cứ Điều 36 Nghị định 86/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a, điểm b, điểm d, điểm d khoản 19 Điều 1 Nghị định 124/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 20/11/2024) quy định về cơ sở vật chất, thiết bị của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
(1) Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn:
- Bảo đảm ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy theo yêu cầu của chương trình giáo dục;
- Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/người học đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn;
- Có văn phòng của ban giám đốc, lãnh đạo, phòng giáo viên, thư viện và các phòng chức năng khác.
(2) Đối với cơ sở giáo dục mầm non:
- Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số nhóm lóp, số trẻ với bình quân ít nhất 08 m2/trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã và 12 m2/trẻ đối với khu vực nông thôn;
- Bảo đảm ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy theo yêu cầu của chương trình giáo dục;
- Bảo đảm về diện tích, trang thiết bị của văn phòng nhà trường, phòng ban giám hiệu, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, đồ dùng phục vụ cho việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo yêu cầu của chương trình giáo dục;
- Có hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, phòng vệ sinh, có thiết bị vệ sinh bảo đảm an toàn, sạch sẽ, đáp ứng mọi sinh hoạt của trường;
- Có nhà bếp được tổ chức theo quy trình hoạt động một chiều với các thiết bị, đồ dùng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nếu trường tổ chức nấu ăn cho trẻ;”
- Có sân chơi, tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định 86/2018/NĐ-CP;
- Trong khu vực trường có cây xanh. Toàn bộ các thiết kế xây dựng và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của trường phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ.
(3) Đối với cơ sở giáo dục phổ thông:
- Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng miền, với mức bình quân ít nhất là 06 m2/học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã và 10 m2/học sinh đối với khu vực nông thôn;
- Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/học sinh;
- Có văn phòng nhà trường, ban giám hiệu, phòng giáo viên, phòng họp;
- Có phòng học bộ môn (đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông), thư viện, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy, bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Có phòng tập thể dục đa năng, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng tin học, phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn tật, khuyết tật học hòa nhập, phòng y tế học đường. Có nhà ăn, phòng nghỉ trưa nếu tổ chức học bán trú;
- Có hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh phù hợp với quy mô của cơ sở giáo dục, bảo đảm các điều kiện về tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Có sân chơi, bãi tập, khu để xe với diện tích ít nhất bằng 30% tổng diện tích mặt bằng của trường. Có tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định 86/2018/NĐ-CP.
(4) Đối với cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam:
- Diện tích đất xây dựng cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài không thấp hơn mức quy định về diện tích đất xây dựng cơ sở giáo dục đại học do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động; diện tích đất xây dựng phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam không thấp hơn mức quy định về diện tích đất xây dựng phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động;”
- Diện tích xây nhà bình quân ít nhất là 09 m2/sinh viên, trong đó diện tích học tập ít nhất là 06 m2/sinh viên, diện tích nhà ở và sinh hoạt của sinh viên ít nhất là 03 m2/sinh viên;
- Có đủ số giảng đường, phòng học, phòng chức năng phù hợp và đáp ứng yêu cầu đào tạo theo ngành và phương thức tổ chức đào tạo;
- Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và ban giám hiệu bảo đảm đáp ứng được cơ cấu tổ chức phòng, ban, khoa, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 08 m2/người;
- Có hội trường, thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học - công nghệ;
- Có nhà ăn, các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, giảng viên và sinh viên;
- Có khu công trình kỹ thuật, nhà để xe ô tô, xe máy, xe đạp.
(5) Thuê cơ sở vật chất:
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép thuê cơ sở vật chất ổn định theo chu kỳ thời gian ít nhất 05 năm và phải bảo đảm cơ sở vật chất đáp ứng quy định tại (1), (2), (3) và (4).
*Lưu ý: Quyết định 3278/QĐ-BGDĐT năm 2024 có hiệu lực từ ngày 20/11/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản được cấp lại có thời hạn bao lâu? Không có chứng chỉ có được hành nghề môi giới bất động sản?
- Người hành nghề công tác xã hội có phải chịu trách nhiệm về các quyết định chuyên môn, nghiệp vụ không?
- Mẫu báo cáo cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc tế tại Việt Nam áp dụng từ 25/12/2024 như thế nào?
- 05 Mẫu Bảng tổng hợp giá dự thầu trong hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng một giai đoạn hai túi hồ sơ mới nhất?
- Quyết định 2538 quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan thế nào?