Sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay trong thời hạn bao lâu?
Sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 24/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 14/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi
...
2. Sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay:
a) Ngân quỹ nhà nước được sử dụng cho ngân sách trung ương tạm ứng để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách trung ương; cho ngân sách trung ương vay để bù đắp bội chi và trả nợ gốc của ngân sách trung ương.
b) Thời hạn cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước không quá 12 tháng, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại điểm c khoản này.
c) Các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương phải hoàn trả trong năm ngân sách. Bộ Tài chính quyết định việc cho ngân sách trung ương tạm ứng ngân quỹ nhà nước, phù hợp với khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi tại thời điểm xem xét, quyết định cho ngân sách trung ương tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
Các khoản vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương phải hoàn trả đúng hạn. Trong trường hợp ngân sách trung ương không bố trí được nguồn trả nợ khoản vay ngân quỹ nhà nước thì được gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước. Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được Quốc hội quyết định và kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định, Bộ Tài chính thực hiện cho ngân sách trung ương vay, gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước, bảo đảm trong phạm vi dự toán, kế hoạch đã được phê duyệt và phù hợp với khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi.
d) Mức lãi suất áp dụng đối với các khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương là 0%/năm.
...
Theo đó, thời hạn sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước là không quá 12 tháng, trừ trường hợp ngân sách trung ương không bố trí được nguồn trả nợ khoản vay ngân quỹ nhà nước thì được gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước.
Lưu ý:
Ngân quỹ nhà nước được sử dụng cho ngân sách trung ương tạm ứng để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách trung ương; cho ngân sách trung ương vay để bù đắp bội chi và trả nợ gốc của ngân sách trung ương.
Sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được sử dụng trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 14/2025/NĐ-CP có quy định Ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được sử dụng trong những trường hợp và theo thứ tự ưu tiên sau:
- Cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay.
- Cho ngân sách địa phương cấp tỉnh tạm ứng, vay.
- Mua bán lại trái phiếu Chính phủ.
- Gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hạn mức cụ thể cho từng nội dung sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo thứ tự ưu tiên trên tại phương án điều hành ngân quỹ nhà nước quý.
Rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước là gì?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 24/2016/NĐ-CP quy định về rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước như sau:
Quản lý rủi ro đối với hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước
1. Các rủi ro trong hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước, bao gồm:
a) Rủi ro thanh toán: Là loại rủi ro phát sinh khi nguồn thu ngân quỹ nhà nước không đáp ứng đủ các nhiệm vụ chi ngân quỹ nhà nước; hoặc do các Khoản sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo quy định tại Điều 7 Nghị định này chưa đến kỳ hạn thu hồi; hoặc các Khoản vay, phát hành tín phiếu không đủ để đảm bảo các nhiệm vụ chi của ngân quỹ nhà nước.
b) Rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước: Là loại rủi ro phát sinh khi các Khoản sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo quy định tại Điều 7 Nghị định này không có khả năng thu hồi kịp thời và đầy đủ (gốc, lãi) khi đến hạn; hoặc do có sự biến động bất lợi về lãi suất trên thị trường tiền tệ hoặc sự biến động bất lợi về tỷ giá hối đoái.
c) Các loại rủi ro khác: Là loại rủi ro phát sinh do đánh giá chưa chính xác mức độ ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt; hoặc do hệ thống công nghệ thông tin bị trục trặc; hoặc do các sự kiện bất khả kháng khác.
...
Theo đó, rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước là loại rủi ro phát sinh khi các khoản sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi không có khả năng thu hồi kịp thời và đầy đủ (gốc, lãi) khi đến hạn; hoặc do có sự biến động bất lợi về lãi suất trên thị trường tiền tệ hoặc sự biến động bất lợi về tỷ giá hối đoái.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 của Giao Hàng Nhanh? Thu nhập của người lao động đi làm ngày lễ có đóng thuế TNCN không?
- Người sinh ngày 27 tháng 4: Tính cách, sự nghiệp, tình yêu, sức khỏe thế nào? Sự kiện 27 4? 27 4 có phải lễ lớn?
- Dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thanh Hóa năm 2025? Toàn tỉnh Thanh Hóa giảm 381 đơn vị sau sắp xếp?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 26 4 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 26 4 2025?
- Chính thức lịch nghỉ lễ giao dịch chứng khoán 30 4 và 1 5? Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán 30 4 và 1 5 thế nào?