Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có thể phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật hiện hành không?
- Kiểm soát đặc biệt là gì? Đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt trong trường hợp nào?
- Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
- Điều kiện để các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chào bán chứng khoán ra công chúng
- Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
Kiểm soát đặc biệt là gì? Đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, kiểm soát đặc biệt được định nghĩa là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
Theo quy định tại Điều 145 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 27 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017), như sau:
- Tổ chức tín dụng được xem xét đặt vào kiểm soát đặc biệt khi lâm vào một trong các trường hợp sau đây:
+ Mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
+ Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
+ Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục;
+ Xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, nguy cơ mất khả năng thanh toán, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có thể phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật hiện hành không?
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
Tại Điều 150 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định về trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, cụ thể;
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm sau đây:
+ Xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng trình Ban kiểm soát đặc biệt thông qua và tổ chức triển khai thực hiện phương án đó;
+ Tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 148 của Luật này;
+ Chấp hành yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt liên quan đến tổ chức, quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều 148 của Luật này;
+ Thực hiện yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước quy định tại Điều 149 của Luật này.
Điều kiện để các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chào bán chứng khoán ra công chúng
Theo Điều 39 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt như sau:
+ Đáp ứng điều kiện về chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng quy định tương ứng tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Luật Chứng khoán và quy định tại Nghị định này; ngoại trừ điều kiện không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm (đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền) và điều kiện về hoạt động kinh doanh có lãi, không có lỗ lũy kế.
+ Có phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận đề nghị tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
Theo Điều 40 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt như sau:
+ Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng theo quy định tương ứng tại Điều 11, Điều 12, Điều 20, Điều 22, Điều 25 Nghị định này.
+ Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
+ Văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận đề nghị tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
Như vậy, tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt vẫn có thể được phát hành chứng khoán nếu có đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật và đáp ứng được các điều kiện phát hành quy định tại Điều 39 Nghị định 155/2020/NĐ-CP
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?