Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng
1. Tổ chức có rừng trồng được thanh lý thực hiện thanh lý rừng trồng theo quyết định thanh lý được cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Thực hiện khai thác tận dụng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Trường hợp bán lâm sản từ khai thác tận dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
3. Sau khi tổ chức thanh lý rừng trồng, tổ chức có rừng trồng được thanh lý đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý:
a) Đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư: Điều chỉnh dự án đầu tư hoặc điều chỉnh kế hoạch vốn, thiết kế và dự toán trồng rừng theo quy định của pháp luật về đầu tư công và đầu tư công trình lâm sinh;
b) Đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư: Điều chỉnh giá trị hình thành tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản theo quy định của pháp luật kế toán; báo cáo, kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 126 và Điều 127 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 64 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP.
4. Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện thanh lý rừng trồng với cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng ngay sau khi hoàn thành việc thanh lý rừng.
Theo đó, tổ chức có rừng trồng được thanh lý thực hiện thanh lý rừng trồng theo quyết định thanh lý được cấp có thẩm quyền ban hành.
Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp như thế nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý rừng trồng
1. Nội dung chi, mức chi
a) Nội dung chi: chi cho các hoạt động lập hồ sơ đề nghị thanh lý, khảo sát, đo đếm, tính toán trữ lượng, giá trị (nếu có), chặt hạ, bốc xếp, vận chuyển lâm sản tận dụng từ rừng trồng được thanh lý và các khoản chi khác theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 29 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP;
b) Mức chi: thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
2. Nguồn thu từ bán lâm sản khai thác tận dụng (nếu có) được chi cho các hoạt động tổ chức thanh lý rừng trồng theo quy định tại khoản 1 Điều này. Số tiền còn lại sau khi trừ chi phí thanh lý rừng trồng, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP và Nghị định số 114/2024/NĐ-CP.
3. Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng. Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thanh lý rừng trồng thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Trường hợp không có nguồn thu từ bán lâm sản hoặc nguồn thu từ bán lâm sản nhỏ hơn chi phí thực hiện thanh lý rừng trồng, xử lý như sau:
a) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét xử lý bằng nguồn ngân sách của địa phương đối với rừng trồng thuộc địa phương quản lý;
b) Bộ, cơ quan trung ương xem xét xử lý bằng nguồn ngân sách được giao hàng năm đối với rừng trồng thuộc bộ, cơ quan trung ương quản lý.
Như vậy, chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng.
Ngoài ra, việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thanh lý rừng trồng thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Lưu ý:
Trường hợp không có nguồn thu từ bán lâm sản hoặc nguồn thu từ bán lâm sản nhỏ hơn chi phí thực hiện thanh lý rừng trồng, xử lý như sau:
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét xử lý bằng nguồn ngân sách của địa phương đối với rừng trồng thuộc địa phương quản lý;
- Bộ, cơ quan trung ương xem xét xử lý bằng nguồn ngân sách được giao hàng năm đối với rừng trồng thuộc bộ, cơ quan trung ương quản lý.
Việc thanh lý rừng trồng thông qua những hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 140/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, việc thanh lý rừng trồng sẽ thông qua các hình thức sau đây:
- Chặt bỏ, vệ sinh rừng đối với rừng trồng không có giá trị lâm sản;
- Bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản.
- Căn cứ vào từng loại rừng theo từng trường hợp quy định tại Điều 7 Nghị định 140/2024/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng lựa chọn hình thức thanh lý rừng trồng phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương và thực hiện khai thác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự kiểm điểm cuối năm của đảng viên Mẫu 10 KNĐ Hướng dẫn 12 được áp dụng cho đối tượng nào?
- Quy định tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc từ ngày 01 01 2025 là bao nhiêu theo Thông tư 38 2024?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ gồm những giấy tờ gì? Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ ở đâu?
- Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ là bao nhiêu?
- Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng có được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu không?