Rừng trồng thuộc sở hữu toàn dân là gì? Trường hợp nào rừng trồng thuộc sở hữu toàn dân được thanh lý?
Rừng trồng thuộc sở hữu toàn dân là gì?
Theo Điều 3 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rừng trồng thuộc sở hữu toàn dân là rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ thông qua chương trình, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ (sau đây viết tắt là dự án); rừng trồng của các chủ rừng là tổ chức nhà nước được đầu tư bằng nguồn kinh phí trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.
2. Thanh lý rừng trồng là việc xử lý về tài chính, tài sản đối với rừng trồng bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, rừng trồng thuộc sở hữu toàn dân là rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ thông qua chương trình, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ; rừng trồng của các chủ rừng là tổ chức nhà nước được đầu tư bằng nguồn kinh phí trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.
Rừng trồng thuộc sở hữu toàn dân là gì? Trường hợp nào rừng trồng thuộc sở hữu toàn dân được thanh lý? (hình từ internet)
Trường hợp nào rừng trồng thuộc sở hữu toàn dân được thanh lý?
Theo Điều 7 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp rừng trồng được thanh lý
1. Rừng trồng đang trong giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định này và không đáp ứng các chỉ tiêu nghiệm thu sau khi trồng rừng theo quy định của pháp luật về đầu tư công trình lâm sinh.
2. Rừng trồng sau giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định này và không đạt tiêu chuẩn quốc gia về rừng trồng. Chỉ khai thác tận dụng hoặc chặt bỏ đối với những cây không còn khả năng phục hồi; những cây còn khả năng phục hồi được thống kê, kiểm đếm và đề xuất giải pháp phục hồi tại Phương án thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Như vậy, trường hợp rừng trồng thuộc sở hữu toàn dân được thanh lý bao gồm:
- Rừng trồng đang trong giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP và không đáp ứng các chỉ tiêu nghiệm thu sau khi trồng rừng theo quy định của pháp luật về đầu tư công trình lâm sinh.
- Rừng trồng sau giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP và không đạt tiêu chuẩn quốc gia về rừng trồng. Chỉ khai thác tận dụng hoặc chặt bỏ đối với những cây không còn khả năng phục hồi; những cây còn khả năng phục hồi được thống kê, kiểm đếm và đề xuất giải pháp phục hồi tại Phương án thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 04 Nghị định 140/2024/NĐ-CP
Tổ chức có rừng trồng được thanh lý báo cáo kết quả khi nào?
Theo Điều 11 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng
1. Tổ chức có rừng trồng được thanh lý thực hiện thanh lý rừng trồng theo quyết định thanh lý được cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Thực hiện khai thác tận dụng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Trường hợp bán lâm sản từ khai thác tận dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
3. Sau khi tổ chức thanh lý rừng trồng, tổ chức có rừng trồng được thanh lý đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý:
a) Đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư: Điều chỉnh dự án đầu tư hoặc điều chỉnh kế hoạch vốn, thiết kế và dự toán trồng rừng theo quy định của pháp luật về đầu tư công và đầu tư công trình lâm sinh;
b) Đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư: Điều chỉnh giá trị hình thành tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản theo quy định của pháp luật kế toán; báo cáo, kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 126 và Điều 127 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 64 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP.
4. Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện thanh lý rừng trồng với cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng ngay sau khi hoàn thành việc thanh lý rừng.
Như vậy, tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện thanh lý rừng trồng với cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng ngay sau khi hoàn thành việc thanh lý rừng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cho vay nội bộ trong hợp tác xã là gì? Mức cho vay nội bộ tối đa trong hợp tác xã sẽ do ai quyết định?
- Có được kê biên nhà ở duy nhất để thi hành án nếu người phải thi hành án không đồng ý hay không?
- Nền quốc phòng toàn dân được xây dựng như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng?
- Công ty thông tin tín dụng thay đổi tên công ty cần phải đề nghị cơ quan nào thay đổi nội dung Giấy chứng nhận?
- Cấp độ phòng thủ dân sự là gì? Cấp độ phòng thủ dân sự được pháp luật quy định như thế nào? Có bao nhiêu cấp độ?