Tổ chức thiết kế động cơ tàu bay cần đáp ứng những điều kiện gì? Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức thiết kế động cơ tàu bay có thời hạn bao lâu?
Tổ chức thiết kế động cơ tàu bay cần đáp ứng những điều kiện gì?
Tổ chức thiết kế động cơ tàu bay cần đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Theo Điều 22 Nghị định 92/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP) quy định như sau:
Điều kiện của cơ sở thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam
1. Cơ sở thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tương ứng.
2. Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Có tài liệu giải trình tổ chức thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam chứng minh năng lực của tổ chức;
b) Có quy trình chế tạo, thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm.
3. Điều này chỉ áp dụng đối với trường hợp thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận loại do Cục Hàng không Việt Nam cấp.
Theo đó, cơ sở thiết kế động cơ tàu bay để hoạt động sản xuất phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức sản xuất động cơ tàu bay tương ứng.
Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức thiết kế động cơ tàu bay được quy định ra sao?
Theo Điều 21.240 Phần 21 Chương J Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay được ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT quy định các yêu cầu đối với Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức thiết kế động cơ tàu bay như sau:
Ngoài việc tuân thủ các quy định tại Điều 21.235, trên cơ sở các thông tin đã nộp theo quy định tại Điều 21.237, tổ chức thiết kế động cơ tàu bay phải chứng minh:
(1) Đội ngũ nhân viên kĩ thuật đầy đủ về số lượng và kinh nghiệm và có quyền hạn phù hợp để thực hiện các trách nhiệm được phân công, được trang bị đầy đủ khu vực làm việc, cơ sở nhà xưởng và dụng cụ, trang thiết bị làm việc để đạt được các mục tiêu về tính đủ điều kiện bay, tiếng ồn, thông thoáng nhiên liệu và khí thải đối với sản phẩm.
(2) Có sự phối hợp đầy đủ và chặt chẽ giữa các bộ phận và trong từng bộ phận về các vấn đề tiêu chuẩn đủ điều kiện bay và yêu cầu bảo vệ môi trường.
Dẫn chiếu theo Điều 21.235, 21.237 Phần 21 Chương J Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay được ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT quy định như sau:
21.235 HỆ THỐNG ĐẢM BẢO THIẾT KẾ
(a) Tổ chức thiết kế phải chứng minh là đã thiết lập và có khả năng duy trì hệ thống đảm bảo thiết kế nhằm kiểm soát và giám sát việc thiết kế, thay đổi thiết kế đối với các sản phẩm, thiết bị và phụ tùng tàu bay trong phạm vi của phê chuẩn. Hệ thống đảm bảo thiết kế phải giúp tổ chức thiết kế:
(1) Đảm bảo mọi thiết kế của sản phẩm, thiết bị và phụ tùng tàu bay hoặc các thay đổi thiết kế của chúng tuân thủ với cơ sở phê chuẩn Giấy chứng nhận loại áp dụng và các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
(2) Đảm bảo các trách nhiệm của tổ chức thiết kế được thực hiện đúng với:
(i) Các quy định phù hợp trong Phần này;
(ii) Các nội dung của phê chuẩn được cấp tại Điều 21.247.
(3) Độc lập giám sát việc tuân thủ, sự đầy đủ, các quy trình của tổ chức thiết kế. Việc giám sát này phải bao gồm hệ thống thông báo cho những người có trách nhiệm đưa ra các biện pháp khắc phục.
(b) Hệ thống đảm bảo thiết kế phải có chức năng kiểm tra độc lập sự tuân thủ với các cơ sở phê chuẩn mà tổ chức thiết kế đã cam kết thực hiện.
(c) Tổ chức thiết kế phải chỉ rõ cách thức mà hệ thống đảm bảo thiết kế áp dụng cho việc đánh giá và chấp nhận các thiết bị, phụ tùng đã thiết kế và các công việc do các đối tác hoặc các nhà thầu phụ thực hiện theo phương thức đã nêu trong quy trình của tổ chức đó.
21.237 DỮ LIỆU
(a) Tổ chức thiết kế phải cung cấp cho Cục HKVN “Giải trình tổ chức thiết kế”, trong đó trình bày cơ cấu tổ chức, các quy trình liên quan, các sản phẩm hoặc các thay đổi của sản phẩm sẽ được thiết kế.
(b) Trong trường hợp các thiết bị, phụ tùng hoặc thay đổi của các sản phẩm tàu bay được thiết kế bởi các tổ chức đối tác hoặc các nhà thầu phụ khác, “Giải trình tổ chức thiết kế” phải bao gồm cam kết rằng tổ chức thiết kế đảm bảo tất cả các thiết bị và phụ tùng tuân thủ các quy định tại Điều 21.235. Tài liệu “Giải trình tổ chức thiết kế” đồng thời, trực tiếp hoặc qua dẫn chiếu, phải mô tả và cung cấp các thông tin về các hoạt động thiết kế và sơ đồ tổ chức của các đối tác hoặc nhà thầu phụ như là cơ sở cho sự cam kết trên.
(c) Giải trình tổ chức thiết kế sẽ phải được thường xuyên sửa đổi, cập nhật phù hợp với các thay đổi của tổ chức thiết kế. Bản sao của các sửa đổi, cập nhật đó phải được cung cấp cho Cục HKVN.
(d) Tổ chức thiết kế phải cung cấp hồ sơ về trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ quản lí và của những người có trách nhiệm đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến tiêu chuẩn đủ điều kiện bay và các yêu cầu về bảo vệ môi trường của tổ chức.
Theo đó, Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức thiết kế động cơ tàu bay được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn cần đáp ứng được các quy định trên.
Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức thiết kế động cơ tàu bay có thời hạn bao lâu?
Theo Điều 21.260 Phần 21 Chương J Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay được ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT quy định:
THỜI HẠN VÀ HIỆU LỰC
(a) Giấy chứng nhận tổ chức thiết kế được cấp với thời hạn tối đa là 01 năm và duy trì hiệu lực trừ một trong các trường hợp sau:
(1) Tổ chức thiết kế không thể chứng minh sự tuân thủ với các yêu cầu áp dụng của Chương này;
(2) Tổ chức thiết kế hoặc đối tác hoặc nhà thầu phụ không tạo điều kiện cho Cục HKVN tiến hành các công việc kiểm tra đánh giá theo quy định tại Điều 21.253;
(3) Có dấu hiệu chứng tỏ hệ thống đảm bảo thiết kế không thể duy trì được việc kiểm soát và giám sát hiệu quả đối với hoạt động thiết kế sản phẩm tàu bay hoặc thay đổi của các sản phẩm theo quy định trong phạm vi của phê chuẩn;
(4) Phê chuẩn bị trả lại hoặc bị thu hồi theo các quy trình quản lí hành chính do Cục HKVN quy định.
(b) Trong trường hợp bị thu hồi, Giấy chứng nhận tổ chức thiết kế phải được gửi trả lại Cục HKVN.
Ghi chú: Xem Phụ lục 1 Điều 21.197 quy định chi tiết thủ tục gia hạn, sửa đổi phê chuẩn tổ chức thiết kế, chế tạo sản phẩm, thiết bị, phụ tùng tàu bay.
Theo đó, Giấy chứng nhận tổ chức thiết kế được cấp với thời hạn tối đa là 01 năm và duy trì hiệu lực trừ một trong các trường hợp sau:
+ Tổ chức thiết kế không thể chứng minh sự tuân thủ với các yêu cầu áp dụng của Chương này;
+ Tổ chức thiết kế hoặc đối tác hoặc nhà thầu phụ không tạo điều kiện cho Cục HKVN tiến hành các công việc kiểm tra đánh giá theo quy định tại Điều 21.253 Phần 21 Chương J Bộ quy chế này;
+ Có dấu hiệu chứng tỏ hệ thống đảm bảo thiết kế không thể duy trì được việc kiểm soát và giám sát hiệu quả đối với hoạt động thiết kế sản phẩm tàu bay hoặc thay đổi của các sản phẩm theo quy định trong phạm vi của phê chuẩn;
+ Phê chuẩn bị trả lại hoặc bị thu hồi theo các quy trình quản lí hành chính do Cục HKVN quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?