Tổ chức tài chính vi mô phải nộp lệ phí cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại đâu và trong thời hạn nào?
Tổ chức tài chính vi mô phải nộp lệ phí cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại đâu và trong thời hạn nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định về lệ phí cấp giấy phép như sau:
Lệ phí cấp Giấy phép
1. Mức lệ phí cấp Giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, tổ chức tài chính vi mô phải nộp lệ phí tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Hình thức nộp lệ phí thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí, hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí.
3. Khoản lệ phí quy định tại khoản 1 Điều này không được khấu trừ vào vốn điều lệ và không được hoàn lại trong mọi trường hợp.
Như vậy, theo quy định nêu trên, tổ chức tài chính vi mô phải nộp lệ phí cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép.
Tổ chức tài chính vi mô phải nộp lệ phí cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại đâu và trong thời hạn nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức tài chính vi mô phải lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động bằng ngôn ngữ gì?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Lập và gửi hồ sơ
1. Hồ sơ phải được lập bằng tiếng Việt, trong đó bản sao giấy tờ, văn bằng, bản dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ là bản sao mà không phải là bản sao được chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì khi nộp hồ sơ phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu theo quy định của pháp luật phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
3. Trong mỗi bộ Hồ sơ phải có danh mục tài liệu. Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước (Bộ phận Một cửa) hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tài chính vi mô phải lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động bằng tiếng Việt, trong đó, bản sao giấy tờ, văn bằng, bản dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.
Một số lưu ý như sau:
- Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ là bản sao mà không phải là bản sao được chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì khi nộp hồ sơ phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu theo quy định của pháp luật phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
- Trong mỗi bộ Hồ sơ phải có danh mục tài liệu. Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước (Bộ phận Một cửa) hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động huy động vốn nào theo quy định mới?
Căn cứ Điều 24 Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Nội dung hoạt động
1. Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động huy động vốn sau:
a) Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
(i) Tiết kiệm bắt buộc;
(ii) Tiền gửi của tổ chức, cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán;
b) Vay, nhận tiền gửi với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Vay nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tài chính vi mô được gửi tiền tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Tổ chức tài chính vi mô chỉ được thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các khách hàng tài chính vi mô để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. Tổ chức tài chính vi mô không được cho vay khách hàng để mua, đầu tư chứng khoán.
Khoản cho vay của tổ chức tài chính vi mô có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn (sau đây gọi là tổ vay vốn) theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.
Việc cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình có thu nhập thấp được thực hiện thông qua người đại diện của hộ gia đình. Người đại diện của hộ gia đình là thành viên của hộ gia đình và phải được các thành viên của hộ gia đình ủy quyền đại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định trên, tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động huy động vốn sau đây:
- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
+ Tiết kiệm bắt buộc;
+ Tiền gửi của tổ chức, cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán;
- Vay, nhận tiền gửi với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Vay nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?