Các loại nhà ở hiện nay? Trường hợp nào thì nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân bị quốc hữu hóa?

Các loại nhà ở hiện nay? Chi tiết về các loại nhà ở hiện nay theo quy định? Trường hợp nào thì nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân bị quốc hữu hóa? Cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở thông qua hình thức nào?

Các loại nhà ở hiện nay? Chi tiết về các loại nhà ở hiện nay theo quy định?

Căn cứ Điều 2 Luật Nhà ở 2023 quy định về về các loại nhà ở.

Theo đó, nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân. Nhà ở gồm có các loại sau đây:

(1) Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân hoặc trên đất thuê, đất mượn của tổ chức, cá nhân, bao gồm:

- Nhà biệt thự.

- Nhà ở độc lập.

- Nhà ở liền kề.

(2) Nhà chung cư là nhà ở có từ 02 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm:

- Nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở.

- Nhà chung cư được xây dựng có sử dụng hỗn hợp.

(3) Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê mua, cho thuê theo cơ chế thị trường.

(4) Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để bố trí cho đối tượng thuộc trường hợp được ở nhà ở công vụ thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác theo quy định của Luật nhà ở 2023.

(5) Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định pháp luật.

(6) Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định Luật Nhà ở 2023.

Các loại nhà ở hiện nay? Trường hợp nào thì nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân bị quốc hữu hóa?

Các loại nhà ở hiện nay? Trường hợp nào thì nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân bị quốc hữu hóa? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào thì nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân bị quốc hữu hóa?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Luật Nhà ở 2023 quy định về bảo hộ quyền sở hữu nhà ở như sau:

Bảo hộ quyền sở hữu nhà ở
1. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về nhà ở của chủ sở hữu theo quy định của Luật này.
2. Nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân không bị quốc hữu hóa. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì Nhà nước quyết định mua trước nhà ở hoặc giải tỏa nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp mua trước nhà ở thì Nhà nước có trách nhiệm thanh toán theo giá thị trường; trường hợp giải tỏa nhà ở thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ và thực hiện chính sách tái định cư cho chủ sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật. Trường hợp trưng mua, trưng dụng nhà ở thì thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.

Theo đó, quốc hữu hóa là việc đưa các tài sản từ sở hữu tư nhân thành sở hữu nhà nước. Đây là quyết định đơn phương quyền lực của nhà nước đối với các tài sản. Việc quốc hữu hóa có thể kèm theo đền bù kinh phí, hoặc không đền bù gì cả, lúc đó còn gọi là tịch thu hay sung công.

Do đó, nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân bị quốc hữu hóa trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì Nhà nước quyết định mua trước nhà ở hoặc giải tỏa nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Ngoài ra, nếu không thuộc trường hợp nêu trên thì nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân sẽ không bị quốc hữu hóa.

Cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở thông qua hình thức nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 8 Luật Nhà ở 2023 quy định về đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân trong nước;
b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.
2. Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở; nhận nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của pháp luật; hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
3. Chính phủ quy định cụ thể giấy tờ chứng minh về đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở quy định tại Điều này.

Theo đó, đối với cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở thông qua những hình thức cụ thể như sau:

+ Đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở;

+ Nhận nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của pháp luật;

+ Hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Nhà ở TỔNG HỢP CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NHÀ Ở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các loại nhà ở hiện nay? Trường hợp nào thì nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân bị quốc hữu hóa?
Pháp luật
Nhà ở xã hội mà nhà nước phân cho cán bộ trong Quân Đội nhân dân Việt Nam bao nhiêu lâu mới được bán?
Pháp luật
Cho thuê nhà ở xã hội được pháp luật quy định như thế nào? Đối tượng nào được thuê nhà ở xã hội?
Pháp luật
Khi xây dựng nhà ở xã hội có cần phải xin ý kiến Hội đồng nhân dân cấp tỉnh không? Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội là gì?
Pháp luật
Theo quy định của pháp luật nhà ở, việc tự ý cho thuê nhà ở xã hội thì có bị thu hồi nhà không? Những trường hợp nào thì bị thu hồi nhà ở?
Pháp luật
Nhà ở xã hội là gì? Theo quy định của pháp luật hiện hành thì công chức nhà nước có được mua nhà ở xã hội hay không?
Pháp luật
Đối tượng được mua nhà ở xã hội được gồm những ai? Để mua nhà ở xã hội dạng chung cư cần phải có những giấy tờ gì?
Pháp luật
Nhà ở xã hội là gì? Phải đáp ứng điều kiện gì để được mua nhà ở xã hội? Có được thế chấp ngân hàng để mua nhà ở xã hội không?
Pháp luật
Gia đình hộ cận nghèo ở khu vực đô thị có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội hay không?
Pháp luật
Mẫu giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện để được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà ở
Đoàn Phạm Khánh Trang Lưu bài viết
0 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà ở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà ở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào