Tổ chức quản lý kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở phải thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà hàng năm đúng không?
- Tổ chức quản lý kinh doanh nhà địa phương là tài sản công không sử dụng để ở là tổ chức nào?
- Tổ chức quản lý kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở phải thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà hàng năm đúng không?
- Trách nhiệm của tổ chức quản lý, kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở thế nào?
Tổ chức quản lý kinh doanh nhà địa phương là tài sản công không sử dụng để ở là tổ chức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 108/2024/NĐ-CP thì tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương là tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ quản lý, khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở, gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác của địa phương được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác nhà, đất hoặc phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất.
- Doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nắm giữ 100% vốn điều lệ được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác nhà, đất.
Tổ chức quản lý kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở phải thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà hàng năm đúng không? (Hình từ Internet)
Tổ chức quản lý kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở phải thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà hàng năm đúng không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 21 Nghị định 108/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Bảo trì, cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất tại nhà, đất cho thuê
1. Việc bảo trì được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình. Tổ chức quản lý, kinh doanh nhà trực tiếp thực hiện việc bảo trì hoặc thuê đơn vị có chức năng thực hiện bảo trì. Việc lựa chọn đơn vị thực hiện bảo trì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Hàng năm, tổ chức quản lý, kinh doanh nhà thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà, công trình khác gắn liền với đất tại nhà, đất cho thuê; lập kế hoạch và dự toán cải tạo, sửa chữa (gồm chi phí cải tạo, sửa chữa định kỳ và chi phí dự phòng sửa chữa đột xuất) thuộc trách nhiệm của tổ chức quản lý, kinh doanh nhà, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền tổng hợp, thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật có liên quan; trên cơ sở đó, tổ chức quản lý, kinh doanh nhà tổ chức thực hiện việc cải tạo, sửa chữa theo quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp cơ sở nhà, đất có nhà, công trình cần cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng thuộc danh mục di tích lịch sử, công trình văn hóa cần bảo tồn theo quy định của pháp luật về di sản thì tổ chức quản lý, kinh doanh nhà phải lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
...
Như vậy, tổ chức quản lý kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở phải thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà, công trình khác gắn liền với đất tại nhà, đất cho thuê hàng năm.
Trách nhiệm của tổ chức quản lý, kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở thế nào?
Trách nhiệm của tổ chức quản lý, kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở được quy định tại Điều 28 Nghị định 108/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Tổ chức tiếp nhận, trông coi, bảo quản nhà, đất được giao quản lý, khai thác theo đúng quy định; không được để lấn, chiếm, thất thoát tài sản được giao.
(2) Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch quản lý, khai thác nhà, đất theo quy định tại Nghị định 108/2024/NĐ-CP; tổ chức thực hiện đầy đủ, có hiệu quả việc khai thác nhà, đất được giao quản lý theo Kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng pháp luật.
(3) Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản do tổ chức, cá nhân thuê nhà và cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng nhà, đất tạm thời phải chi trả, không để nợ đọng các khoản phải thu;
Lập dự toán, sử dụng và quyết toán thu, chi hoạt động quản lý, khai thác nhà, đất theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định tại Nghị định 108/2024/NĐ-CP; nộp đầy đủ, đúng thời hạn các khoản thu vào ngân sách địa phương theo quy định tại Nghị định 108/2024/NĐ-CP.
(4) Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân thuê nhà theo Hợp đồng thuê nhà ký kết;
Xử lý kịp thời theo quy định và thẩm quyền các hành vi vi phạm Hợp đồng thuê nhà ký kết, trường hợp vượt thẩm quyền phải kịp thời báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết, không để tình trạng vi phạm kéo dài, phức tạp.
(5) Thực hiện việc kê khai, đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.
(6) Thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại Nghị định 108/2024/NĐ-CP, pháp luật có liên quan và quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(7) Xử lý vi phạm đối với tổ chức quản lý, kinh doanh nhà
- Tổ chức quản lý, kinh doanh nhà, cá nhân thuộc tổ chức quản lý, kinh doanh nhà có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, khai thác nhà, đất theo quy định tại Nghị định 108/2024/NĐ-CP thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Người đứng đầu/người đại diện theo pháp luật của tổ chức quản lý, kinh doanh nhà (Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc/Giám đốc Công ty quản lý, kinh doanh nhà) có trách nhiệm giải trình và phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý, khai thác nhà, đất tại tổ chức của mình; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?