Tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam được hiểu như thế nào? Thẩm quyền kiểm tra ra sao? Trách nhiệm gồm những gì?
Tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam là đơn vị được Cục Thể dục thể thao giao nhiệm vụ thực hiện công tác phòng, chống doping trong hoạt động thể dục thể thao theo đúng các quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và quy định của pháp luật Việt Nam.
WADA là tên viết tắt bằng tiếng Anh của Tổ chức Phòng, chống doping thế giới.
Miễn trừ do điều trị là việc cho phép vận động viên khi điều trị bệnh được sử dụng chất cấm hoặc phương pháp cấm nhưng phải phù hợp với các điều khoản tương ứng của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và tiêu chuẩn quốc tế về Miễn trừ do điều trị.
Quản lý kết quả là thuật ngữ được mô tả trong Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.
Khiếu nại, kháng cáo chuyên môn về phòng, chống doping là việc cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu xem xét lại quyền lợi của cá nhân hoặc tổ chức khi bị xử lý vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới do cá nhân hoặc tổ chức vi phạm. Trình tự và thủ tục xem xét xử lý khiếu nại, kháng cáo tuân theo các quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.
Như vậy, theo quy định trên ta có thể hiểu Tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam là đơn vị được Cục Thể dục thể thao giao nhiệm vụ thực hiện công tác phòng, chống doping trong hoạt động thể dục thể thao theo đúng các quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và quy định của pháp luật Việt Nam.
Tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam được hiểu như thế nào? (Hình từ internet)
Thẩm quyền kiểm tra doping của tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam có quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL thì:
Thẩm quyền kiểm tra doping
1. Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam có quyền kiểm tra doping đối với mọi vận động viên theo Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.
2. Cơ quan quản lý vận động viên, Ban tổ chức các giải thi đấu thể thao đề nghị Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam kiểm tra doping vận động viên trong trường hợp cần thiết theo Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.
3. Trong trường hợp các Liên đoàn thể thao quốc tế ủy quyền hoặc yêu cầu kiểm tra doping, Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam phối hợp với các Liên đoàn thể thao liên quan thực hiện kiểm tra doping theo quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới, tiêu chuẩn quốc tế về Kiểm tra và Điều tra của Tổ chức Phòng, chống doping thế giới.
Như vậy, thẩm quyền kiểm tra doping của tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam có quy định như sau:
- Tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam có quyền kiểm tra doping đối với mọi vận động viên theo Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.
- Tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam kiểm tra doping vận động viên trong trường hợp cần thiết theo Bộ luật Phòng, chống doping thế giới theo sự đề nghị của cơ quan quản lý vận động viên, Ban tổ chức các giải thi đấu thể thao.
Ngoài ra, trong trường hợp các Liên đoàn thể thao quốc tế ủy quyền hoặc yêu cầu kiểm tra doping thì Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam phối hợp với các Liên đoàn thể thao liên quan thực hiện kiểm tra doping theo quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới, tiêu chuẩn quốc tế về Kiểm tra và Điều tra của Tổ chức Phòng, chống doping thế giới.
Trách nhiệm của Tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL có quy định:
Trách nhiệm của Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam
1. Tuân thủ vai trò và trách nhiệm được quy định tại Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và các tiêu chuẩn quốc tế.
2. Chịu trách nhiệm chủ trì, thực hiện công tác phòng, chống doping tại Việt Nam.
3. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên về lấy mẫu kiểm tra doping, phát triển chương trình giáo dục, truyền thông, phòng, chống doping.
4. Phối hợp với các cơ quan báo chí thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công tác giáo dục, truyền thông phòng, chống doping.
5. Hướng dẫn các vận động viên cung cấp thông tin chính xác và cập nhật về nơi ở và tập luyện, hồ sơ miễn trừ do điều trị và các biểu mẫu khác theo đúng Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và các tiêu quốc tế có liên quan.
6. Quản lý và bảo vệ dữ liệu về phòng, chống doping theo quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới, tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ quyền riêng tư và thông tin cá nhân và quy định của pháp luật Việt Nam.
7. Phối hợp với các cơ quan phòng, chống doping và các tổ chức quốc tế tăng cường công tác phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.
8. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận xử lý vi phạm về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.
9. Thực hiện các công việc khác được quy định tại Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.
Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì trách nhiệm của Tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam bao gồm:
- Tuân thủ vai trò và trách nhiệm được quy định tại Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và các tiêu chuẩn quốc tế.
- Chịu trách nhiệm chủ trì, thực hiện công tác phòng chống doping tại Việt Nam.
- Xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên về lấy mẫu kiểm tra doping, phát triển chương trình giáo dục, truyền thông, phòng, chống doping.
- Phối hợp với các cơ quan báo chí thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công tác giáo dục, truyền thông phòng, chống doping.
- Hướng dẫn các vận động viên cung cấp thông tin chính xác và cập nhật về nơi ở và tập luyện, hồ sơ miễn trừ do điều trị và các biểu mẫu khác theo đúng Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và các tiêu quốc tế có liên quan.
- Quản lý và bảo vệ dữ liệu về phòng, chống doping theo quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới, tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ quyền riêng tư và thông tin cá nhân và quy định của pháp luật Việt Nam.
- Phối hợp với các cơ quan phòng chống doping và các tổ chức quốc tế tăng cường công tác phòng chống doping trong hoạt động thể thao.
- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận xử lý vi phạm về phòng chống doping trong hoạt động thể thao.
- Thực hiện các công việc khác được quy định tại Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dựa trên cơ sở nào để xác định chế độ làm việc của Chính phủ là gì? Việc phân quyền của Chính phủ phải đảm bảo điều gì?
- Bộ Công an đề xuất hết thời hiệu thi hành án tử hình được xuống án chung thân? Bỏ tử hình đối với 8 tội danh nào?
- Quyết định thu hồi sản phẩm có khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền có phải căn cứ để xác định hàng hóa có khuyết tật không?
- 5 mẫu văn nghị luận về văn hóa giao thông của học sinh hiện nay? Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
- Tòa án được quyền xét xử kín các vụ án hình sự trong trường hợp nào? Nhiệm vụ của Thẩm phán khi giải quyết vụ án hình sự?