Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được trở thành thành viên chính thức của hợp tác xã phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được trở thành thành viên chính thức của hợp tác xã phải đáp ứng điều kiện gì?
- Hợp tác xã không đáp ứng điều kiện số lượng thành viên tối đa là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký?
- Tổng phần vốn góp của tất cả thành viên là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có được vượt quá 30% vốn điều lệ hợp tác xã không?
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được trở thành thành viên chính thức của hợp tác xã phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 30 Luật Hợp tác xã 2023 thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia là thành viên chính thức của hợp tác xã phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan;
- Điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Lưu ý: Theo khoản 6 và khoản 7 Điều 30 Luật Hợp tác xã 2023 có quy định như sau:
- Hợp tác xã có thành viên chính thức là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.
- Tổng số thành viên chính thức là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài phải chiếm tỷ lệ dưới 35% tổng số thành viên chính thức của hợp tác xã.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được trở thành thành viên chính thức của hợp tác xã phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Hợp tác xã không đáp ứng điều kiện số lượng thành viên tối đa là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Luật Hợp tác xã 2023 về trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã như sau:
Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là giả mạo;
b) Ngừng hoạt động trên 12 tháng mà không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
c) Sau 12 tháng mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không gửi báo cáo về việc tuân thủ theo quy định của Luật này theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh;
d) Không đáp ứng điều kiện số lượng thành viên tối thiểu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong 12 tháng liên tục; không đáp ứng điều kiện số lượng thành viên tối đa là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật này trong 06 tháng liên tục;
đ) Không đáp ứng điều kiện vốn góp tối đa của thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục;
e) Không tổ chức Đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục kể từ thời điểm tổ chức Đại hội thành viên gần nhất, trừ trường hợp bất khả kháng;
2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Như vậy, trường hợp hợp tác xã không đáp ứng điều kiện số lượng thành viên tối đa là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong 06 tháng liên tục thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Tổng phần vốn góp của tất cả thành viên là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có được vượt quá 30% vốn điều lệ hợp tác xã không?
Căn cứ vào Điều 74 Luật Hợp tác xã 2023 có quy định như sau:
Góp vốn điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Phần vốn góp của thành viên chính thức được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của Luật này và Điều lệ về vốn góp tối thiểu và vốn góp tối đa. Vốn góp tối đa không quá 30% vốn điều lệ đối với hợp tác xã và không quá 40% vốn điều lệ đối với liên hiệp hợp tác xã.
2. Tổng phần vốn góp của tất cả thành viên liên kết góp vốn được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của Điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ đối với hợp tác xã và không quá 40% vốn điều lệ đối với liên hiệp hợp tác xã.
3. Tổng phần vốn góp của tất cả thành viên là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài không quá 30% vốn điều lệ đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ của thành viên theo quy định của Điều lệ nhưng thời hạn phải góp đủ vốn chậm nhất là 06 tháng kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc kể từ ngày được kết nạp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản (nếu có). Trong thời hạn này, thành viên có các quyền, nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tổng phần vốn góp của tất cả thành viên là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được vượt quá 30% vốn điều lệ hợp tác xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?