Tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức thực hiện trên giấy hay trên máy vi tính? Số lượng câu hỏi kiểm định?
Tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức thực hiện trên giấy hay trên máy vi tính? Số lượng câu hỏi kiểm định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 06/2023/NĐ-CP như sau:
Trình tự tổ chức kiểm định
1. Hội đồng kiểm định thông báo danh sách và triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự kiểm định công chức trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày thông báo triệu tập thí sinh, Hội đồng kiểm định tiến hành tổ chức kiểm định.
2. Việc tổ chức kiểm định được thực hiện trên máy vi tính. Kết quả kiểm định được thông báo cho thí sinh được biết ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài kiểm định và không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả kiểm định.
3. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ kiểm định, Hội đồng kiểm định báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức phê duyệt kết quả kiểm định; kết quả kiểm định được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Theo đó, việc tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức sẽ được thực hiện trên máy vi tính.
Bên cạnh đó, thời gian, số lượng câu hỏi kiểm định chất lượng đầu vào công chức được quy định tại Điều 5 Nghị định 06/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên: 120 phút, số lượng câu hỏi 100 câu.
(2) Kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ trung cấp, cao đẳng: 100 phút, số lượng câu hỏi 80 câu.
Tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức thực hiện trên giấy hay trên máy vi tính? Số lượng câu hỏi kiểm định? (Hình từ Internet)
Thí sinh có thể đăng ký dự thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức qua trang nào?
Căn cứ vào Điều 30 Nội quy và Quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BNV có quy định như sau:
Đăng ký dự kiểm định
1. Hội đồng kiểm định ban hành Hướng dẫn đăng ký dự kiểm định. Người đăng ký dự kiểm định thực hiện đăng ký trực tuyến trên Trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức hoặc theo nội dung trong Hướng dẫn đăng ký dự kiểm định.
2. Khi đăng ký dự kiểm định, người đăng ký được quyền chọn đợt thi, địa điểm đăng ký dự thi. Trong trường hợp sắp xếp địa điểm tổ chức thi, điểm thi, ca thi, Hội đồng kiểm định có thể thay đổi địa điểm tổ chức thi, điểm thi, ca thi và thông báo cho người đăng ký biết trước ít nhất 07 ngày làm việc tính đến ngày tổ chức thi. Tài khoản đăng ký dự kiểm định được duy trì 12 tháng kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký dự kiểm định.
3. Khi đăng ký dự kiểm định thành công trên Trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức hoặc theo hướng dẫn của Hội đồng kiểm định, người đăng ký được gửi giấy xác nhận đăng ký dự kiểm định vào địa chỉ email đã đăng ký.
4. Chi phí đăng ký dự kiểm định theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định số 06/2023/NĐ-CP và được thông báo trong kế hoạch kiểm định hàng năm của Bộ Nội vụ. Chi phí đăng ký dự kiểm định đã nộp không hoàn lại.
Theo đó, thí sinh có thể đăng ký dự thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức trực tuyến trên Trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức hoặc đăng ký theo nội dung trong Hướng dẫn đăng ký dự kiểm định.
Tài khoản đăng ký dự kiểm định được duy trì 12 tháng kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký dự kiểm định.
Đồng thời, khi đăng ký dự kiểm định thành công trên Trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức hoặc theo hướng dẫn của Hội đồng kiểm định thì thí sinh sẽ được gửi giấy xác nhận đăng ký dự kiểm định vào địa chỉ email đã đăng ký.
Thí sinh dự thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức có bao nhiêu số bao danh?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Nội quy và Quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BNV như sau:
Lập danh sách thí sinh dự thi và sắp xếp phòng thi
1. Lập danh sách thí sinh dự thi
Mỗi điểm thi có một mã riêng và được quy định cho tất cả các điểm thi. Việc lập danh sách thí sinh dự thi cho từng điểm thi được thực hiện như sau:
a) Lập danh sách tất cả thí sinh dự thi để gắn số báo danh.
b) Mỗi thí sinh có một số báo danh duy nhất. Số báo danh của thí sinh gồm mã của Điểm thi và mã thí sinh là các chữ số được đánh theo thứ tự tăng dần, liên tục; bảo đảm không có thí sinh trùng số báo danh.
2. Xếp phòng thi
a) Mỗi phòng thi có không quá 45 thí sinh. Trong Trường hợp sử dụng phòng lớn (hội trường/giảng đường), có thể chia ra thành nhiều phòng thi nhưng mỗi phòng thi cần bảo đảm các yêu cầu theo quy định.
b) Số phòng thi của mỗi điểm thi được đánh theo thứ tự tăng dần.
c) Trước cửa phòng thi, phải niêm yết danh sách thí sinh trong phòng thi và quy định dành cho thí sinh theo quy định.
d) Mỗi phòng thi có tối thiểu hai giám thị coi thi và một kỹ thuật viên máy vi tính.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì mỗi thí sinh dự thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức chỉ có 01 số báo danh duy nhất, bao gồm mã của Điểm thi và mã thí sinh.
Trong đó, mã của Điểm thi và mã thí sinh là các chữ số được đánh theo thứ tự tăng dần, liên tục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?