Tổ chức hoạt động ứng phó sự cố thiên tai được thực hiện theo nguyên tắc nào? Các Ủy viên của Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai bao gồm những ai?
Tổ chức hoạt động ứng phó sự cố thiên tai được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định nguyên tắc tổ chức hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn như sau:
Nguyên tắc tổ chức hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn
1. Thông tin về sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải được thông báo nhanh chóng, kịp thời cho chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và cơ quan chủ trì.
2. Chủ động, sẵn sàng nhân lực, phương tiện, thiết bị cho hoạt động ứng phó theo từng khu vực và tính chất vụ việc; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và các lực lượng tham gia công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn. Từng bước nâng cao năng lực dân sự trong hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; trong đó lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
3. Thực hiện phương châm 4 tại chỗ để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả. Ưu tiên hoạt động cứu người trước, cứu tài sản sau và bảo vệ môi trường khi có tình huống xảy ra.
...
Theo đó, tổ chức hoạt động ứng phó sự cố thiên tai được thực hiện theo nguyên tắc nêu trên.
Ứng phó sự cố thiên tai (Hình từ Internet)
Các Ủy viên của cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai bao gồm những ai?
Theo điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn
1. Cơ cấu tổ chức
a) Chủ tịch: Phó Thủ tướng Chính phủ.
b) Các phó Chủ tịch:
01 lãnh đạo Bộ Quốc phòng hoặc Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực;
01 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
01 lãnh đạo Bộ Công an;
01 lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải;
01 lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Các Ủy viên của Ủy ban gồm đại diện là lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Lao động - Thương binh và Xã hội, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, Ủy viên thường trực;
...
Đối chiếu quy định trên, trường hợp bạn thắc mắc các Ủy viên của Ủy ban gồm đại diện là lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Lao động - Thương binh và Xã hội, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, Ủy viên thường trực.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai như sau:
Cơ cấu tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn
...
3. Nhiệm vụ và quyền hạn
a) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm, hàng năm và các dự án, đề án quan trọng về lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn. Chỉ đạo thực hiện, kiểm tra chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án sau khi được phê duyệt;
b) Chỉ đạo việc tổ chức, xây dựng lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cả nước;
c) Chỉ đạo các đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm của các bộ, ngành, địa phương tổ chức thu thập, nghiên cứu, đánh giá tình hình trong nước và quốc tế liên quan để thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn duy trì hệ thống trực từ Trung tâm Quốc gia điều hành tìm kiếm cứu nạn đến Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, bảo đảm chỉ huy thông suốt, kịp thời;
....
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?